6 Sai lầm phổ biến về đánh giá trong dạy học
Có nhiều nhà giáo dục, đặc biệt là ở các trường phổ thông vẫn tiếp tục những phương pháp “truyền thống” và thực hiện quá trình đánh giá một cách kém hiệu quả, điều này đi ngược lại với các mục tiêu của giáo dục hiện đại. Dưới đây là 6 nhận định sai lầm thường gặp về sự đánh giá và định giá mà chúng ta cần phải suy xét lại.
- Toàn văn Nghị định 88/2017/NĐ-CP bỏ tiêu chuẩn có sáng kiến mới hoàn thành nhiệm vụ.
- ĐH Sư phạm TP.HCM cập nhật lại điểm chuẩn vì có sai sót
- Anh em sinh ba cùng đỗ một trường quân đội
Trong những thập kỉ qua, đã có nhiều bài viết cũng như những tranh luận xoay quanh chủ đề đánh giá trong quá trình dạy học.
Có nhiều nhà giáo dục, đặc biệt là ở các trường phổ thông vẫn tiếp tục những phương pháp “truyền thống” và thực hiện quá trình đánh giá một cách kém hiệu quả, điều này đi ngược lại với các mục tiêu của giáo dục hiện đại. Dưới đây là 6 nhận định sai lầm thường gặp về sự đánh giá và định giá mà chúng ta cần phải suy xét lại.
- “Đánh giá” và “định giá” là hai khái niệm tương đương
Rất nhiều người, đặc biệt là những người không làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đồng nhất hai khái niệm trên và thậm chí, trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta cũng thường xuyên định giá những gì học sinh làm rồi tự nhủ là đã đánh giá xong. Sự đánh giá đòi hỏi thời gian và những phản hồi chi tiết dựa trên các kết quả học tập được xác định rõ ràng. Sự định giá tức là “gán một mức độ hoàn thành” cho một phần của công việc, thường căn cứ vào những tiêu chuẩn có tính quy phạm, nhưng phần lớn lại được đúc rút thông qua đối sánh với công việc của các học sinh khác.
2. Hầu hết những đánh giá đều mang tính tổng kết
Như chúng ta đã biết, sự đánh giá, tự bản thân nó, có thể là một công cụ vô cùng quyền năng. Như Dylan William nhiều năm qua vẫn nói, chúng ta cần đánh giá thường xuyên cả việc học của học sinh lẫn việc dạy của chính chúng ta và điều chỉnh trong tiến trình dạy học, như thế thì khi chúng ta dạy hết một đơn vị kiến thức, học sinh cũng có cơ hội suy nghĩ lại và ôn tập. Vẫn còn rất nhiều giáo viên vô cùng tin tưởng vào sự đánh giá tổng kết một chiều ở cuối mỗi đơn vị bài học và sau đó, chuyển sang chủ đề khác, bất chấp kết quả ra sao.
3. Đánh giá là quá trình giao tiếp một chiều, giáo viên đưa ra phản hồi với công việc của học sinh
Sự đánh giá hiệu quả nhất nên diễn ra dưới hình thức một cuộc đối thoại. Trong các mô hình đánh giá và định giá truyền thống, học sinh hoàn thành một nhiệm vụ, giáo viên đánh giá công việc và cho học sinh biết họ đã hoàn thành như thế nào, trong những trường hợp mang tính xây dựng, giáo viên gợi ý cách cải thiện công việc. Tuy nhiên, khi học sinh cùng giáo viên tranh luận về công việc, chia sẻ những gì họ đã làm và lí giải vì sao, cả học sinh lẫn giáo viên đều học được nhiều hơn từ sự trải nghiệm. Công nghệ hiện đại khiến cho sự giao tiếp hai chiều giữa giáo viên và học sinh trở nên dễ dàng hơn và phổ biến hơn. Hãy sử dụng nó một cách có hiệu quả!
4. Sự đánh giá là để phục vụ mục đích phân loại
Đây là một trong những tư tưởng gây ảnh hưởng xấu và lan rộng nhất còn sót lại của những nền giáo dục “truyền thống”. Đúng vậy, những cấp độ cuối cùng lẽ ra nên phản ánh quá trình làm việc giữa học sinh và giáo viên thông qua sự đánh giá. Tuy nhiên, “bộ sưu tập điểm số” cần có để đến được cấp độ cuối cùng lại phản tác dụng, theo cách nào đó. Dưới đây chỉ là hai ví dụ điển hình.
Đầu tiên, những bảng điểm thường bao gồm kết quả học tập trước khi học sinh làm chủ được tài liệu. Ví dụ như khi một người đã có bằng lái xe, nếu thực hiện lại bài kiểm tra lái xe, hầu hết đều không “đạt được mức trung bình” so với những kết quả, tại sao với các bài học ở trường, chúng ta cũng làm như thế? Thứ hai, mọi giáo viên, đặc biệt là ở các trường trung học, biết rằng: chạy theo “điểm số” thường đánh lạc hướng sự tập trung của học sinh đối với công việc như thế nào. Điều này còn nguy hại khi những nghiên cứu từ khoa thần kinh học cho biết rằng não bộ chịu sức ép từ tác nhân kích thích bên ngoài có thể giảm thiểu khả năng học tập một cách đáng kinh ngạc.
5. Nhiệm vụ của học sinh nên được đánh giá bằng mức độ hoặc điểm số
Trong những buổi tổng kết, hoặc nơi mà những mức độ / điểm số là cần thiết, sự khẳng định này là đúng. Tuy nhiên, việc chúng ta thường xuyên cho điểm học sinh khi chúng ta hi vọng nhiệm vụ học tập được sử dụng một cách hiệu quả, điều đó là sai lầm. Chừng nào mà học sinh thấy một mức độ đánh giá đối với một phần công việc, dù là chữ cái hay con số, sự tập trung ngay lập tức rời khỏi bất kì phản hồi ý nghĩa nào và, trong suy nghĩ của học sinh, như vậy là công việc đã xong. Bây giờ là lúc tiếp tục phần việc mới. Dù cho giáo viên có kết luận điều gì qua mức độ đánh giá, điều đó khó mà vào đầu học sinh.
6. Nếu học sinh nộp bài muộn, giáo viên nên trừ điểm
Không có một lí do nào về mặt giáo dục có thể bào chữa được cho điều này; nó đơn giản là cố gắng để điều chỉnh hành vi bằng cách gây áp lực điểm số. Không sai khi đưa ra vài kết luận cho việc nộp bài muộn, nhưng mức độ đánh giá (nếu cần thiết) nên phản ánh việc học của học sinh, ngoài ra không có gì hơn. Nói cách khác, nếu một học sinh nộp một bài đáng giá điểm A hôm nay thì bài đấy có khác gì nếu được nộp vào ngày mai?
Trải nghiệm của tôi với tư cách một nhà quản lí đó là khi giáo viên lật lại vấn đề “Đánh giá là gì?” và những mục đích cơ bản của nó, phản hồi của họ lúc nào cũng tích cực. Khi chúng tôi tách “sổ điểm” khỏi sự kiểm soát của tập thể giáo viên trong nghề dạy học và cho phép các cá nhân giáo viên tự do sử dụng sự đánh giá theo nhiều cách hiệu quả, chúng tôi nhận thấy rằng sự đánh giá trở nên đáng tin và thành công hơn, cũng như ít gánh nặng điểm số, thứ hạng hơn.
Đặng Thanh Hiền dịch
Nguồn: http://wegrowteachers.com/6-common-misunderstandings-assessment/
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: