BÀI THU HOẠCH THỰC HÀNH SƯ PHẠM TRƯỜNG MẦM NON
BÀI THU HOẠCH
THỰC HÀNH SƯ PHẠM TRƯỜNG MẦM NON
PHẦN I: SƠ YẾU LÝ LỊCH.
- Họ, tên sinh viên: ........................................................................................................
Nam, nữ: ...........................................................................................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................................................................
Chuyên ngành đào tạo: .....................................................................................................
Lớp: ..................................................................................................................................
Khoa: ................................................................................................................................ Trường:
Hệ đào tạo: ........................................................................................................................
Khóa đào tạo: ....................................................................................................................
Thực tập tại nhóm/lớp: ..................................................................................................... Tại trường Mầm Non: ...........................................................................................................................................
- Các nhiệm vụ được giao:
F Tìm hiểu thực tế chăm sóc - giáo dục trẻ của trường mầm non
F Nghe báo cáo của lãnh đạo trường về công tác tổ chức quản lí và các hoạt động của trường.
F Nghe báo cáo của một giáo viên giỏi về công tác chủ nhiệm và kinh nghiệm giảng dạy
F Dự giờ giảng mẫu nhà trẻ:
+ Nhận biết tập nói
+ Âm nhạc
+ Làm quen văn học
+ Vận động
F Dự giờ giảng mẫu mẫu giáo:
+Tạo hình
+ Khám phá khoa học-xã hội
+ Thể dục giờ học
+Làm quen văn học
FSoạn 4 kế hoạch hoạt động
F Tập giảng 1 tiết nhà trẻ, 1 tiết mẫu giáo
F Làm sổ nhật ký kiến thực tập ( ghi chép đầy đủ và nhận xét, rút kinh nghiệm)
F Mỗi sinh viên viết một bài thu hoạch.
Lời cảm ơn
Không biết từ lúc nào hình ảnh người thầy đã in sâu trong lòng tôi. Những người đưa đò thầm lặng đã truyền cho tôi những kiến thức, kỹ năng, tình cảm và cả kinh nghiệm sống để cho tôi có được ngày hôm nay. Có lần thẩy hỏi tôi: “Sau này con thích làm gì”? Và tôi trả lời rằng: “Con ước mơ sau này sẽ trở thành người đưa đò thầm lặng giống như thầy” Thầy luôn đứng phía sau động viên và nhắc nhở tôi.
“Nhất tự vi sư, Bán tự vi sư”.
Câu nói áy đã khắc ghi trong tôi, luôn nhắc nhở tôi phải biết kính trọng yêu quý những người đã dẫn dắt chỉ dạy tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Tôi không thể nào quên sự giúp đỡ của các thầy cô đã truyền kiến thức cho tôi và ban lãnh đạo trường .................. Đã tạo điều kiện cho tôi được đi thực tập sư phạm để có thể mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn. Và đặc biệt trường mà tôi thực tập: Trường ................... Đã tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành tốt 2 tuần thực tập. Giúp cho tôi có những kinh nghiệm quý báu để làm hành trang bước vào tương lai vững vàng hơn. Tôi xin gửi tới thầy cô, ban lãnh đạo trường .................., trường .............. Cùng tất cả cán bộ giáo viên công nhân viên của hai trường lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Đặc biết tôi chân thành cảm ơn đến các cô: .............................
Đã tận tình chỉ dẫn và dìu dắt tôi trong suốt quá trình tiếp cận thực tế cùng sư tham gia nhiệt tình của các cháy lớp .................. Và các bạn trong nhóm đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ thực tập cũng như hoàn thành báo cáo thu hoạch này.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU:
- Lí do viết báo cáo thực tập sư phạm.
- Kế hoạch dự giờ.
PHẦN HAI: TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
I.Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường
1/ Đặc điểm tình hình của trường
2/ Nghe báo cáo công tác chủ nhiệm của cô Huỳnh Thị Cúc Em
II.Thực tập giảng dạy.
- Kế hoạch dự giờ thao giảng:
- Thực tập dạy học
III. Thực tập chủ nhiệm.
- Viết báo cáo thu hoạch.
PHẦN BA: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
PHẦN MỞ ĐẦU:
- LÍ DO VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP SƯ PHẠM:
Giáo dục mầm non là một bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Đặc biệt, giáo dục mầm non là nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn thể,toàn dân và toàn xã hội.Xong người trực tiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp giáo dục.
Là một người giáo viên mần non tương lai,em nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quan trọng và quí báu để giáo sinh tiếp cận các cháu thâm nhập thực tế giáo dục,tìm hiểu tâm lí tình cảm của các cháu đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những kiến thức còn thiếu để mình hiểu biết ngày càng tốt hơn.để có thể trao dồi những kinh nghiệm và thực hiện tốt những cong việc được giao một cách tốt hơn.
Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện những hiểu biết của mình sau đợt thực tập, nắm được những kiến thức trong ngành và áp dụng khi ra trường. Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả đạt được của mỗi sinh viên, bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên thực tập củng cố,rút kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tính chủ động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên.
Bên cạnh đó, để đáp ứng được mục đích, yêu cầu của đợt thực tập sư phạm Cao Đẳng ngành học Mầm Non. Trường Đại Học Thủ Dầu Một đã tổ chức đợt thực hành sư phạm cho các hệ bao gồm : năm 2, năm 3 hệ Cao Đẳng, thực tập tốt nghiệp hệ Trung Cấp Chuyên Nghiệp, ngành học Mầm Non – Tiểu Học. Đặc biệt là ngành học mầm non nhằm:
Giúp cho sinh viên sư phạm đi sâu vào tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với các cháu, phụ huynh và các trường Mầm Non. Qua đó tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ, thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện theo yêu cầu nghề nghiệp.
Tạo điều kiện giúp cho sinh viên sư phạm tiếp cận, đối chiếu kiến thức về nội dung, phương pháp chăm sóc nuôi dạy trẻ ở trường Mầm Non theo chương trình chăm sóc giáo dục đổi mới, tạo điều kiện sang năm III tham gia thực tập tốt nghiệp đạt kết quả tốt hơn.
Và cuối cùng là để thực hiện mục đích, yêu cầu của đợt thực hành Sư Phạm, cố gắng hơn nữa để hoàn thiện trình độ chuyên môn, tác phong của bản thân, không ngừng phấn đấu, phát huy tài năng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, đó là những lí do mà em làm bài thu hoạch này.
Trong thời gian kiến, thực tập vừa qua em đã hết sức nỗ lực cố gắng và đạt được một số kết quả như sau :
Trong thời gian thực tập và làm công tác chủ nhiệm bản thân em đã đạt được một số kết quả như sau:
Hoàn thành tốt tiết dạy của mình.
Thực hiện đúng các qui định của nhà trường,quy chế chuyên môn và tác phong sư phạm.
Trách nhiệm của người giáo viên khi đứng lớp là chăm sóc giáo dục trẻ trở thành con ngoan trò giỏi luôn luôn lắng nghe mọi ý kiến và cố gắng làm tròn trách nhiệm của một người giáo viên mầm non.
Tạo mối quan hệ tốt giữa các giáo sinh với giáo viên trong trường thực tập,tiếp xúc gần gũi thân thiết với trẻ.
- KẾ HOẠCH DỰ GIỜ
THỜI GIAN | HOẠT ĐỘNG | ĐỀ TÀI | NGƯỜI THỰC HIỆN |
THỨ HAI
14/3/2011
8h – 9h
| Nghe báo cáo của BGH | Công tác tổ chức quản lý các hoạt động của trường | Hiệu trưởng |
Nghe báo cáo của GV | Nghe báo cáo công tác chủ nhiệm | Huỳnh Thị Cúc Em | |
Tìm hiểu thực tế | Tìm hiểu công việc, hồ sơ sổ sách ở lớp | Tại nhóm lớp | |
THỨ BA
15/3/2011
8h30 - 8h45
9h - 9h15
| NBTN
(Tiết 1)
| Quả cam- quả chuối | Nguyễn Ngọc Ý (Nhóm 2) |
GDÂN
(Tiết 1)
| Nghe hát: Con chim non | Huỳnh Thị Nhị ( Nhóm 2) | |
THỨ TƯ
16/3/2011
8h30’-8h45’
9h-9h15’
| LQVH | Thơ : Quả chuối | Nguyễn Ngọc Ý( Nhóm 2) |
VĐ | Đi trong đường hẹp- Ném bóng qua dây | Huỳnh Thị Nhị ( Nhóm 2) | |
THỨ NĂM
17/3/2011
8h30’-8h50
9h-9h20’
| TH | Vẽ vườn cây ăn quả | Ngô Thị Kim Nhiên ( Chồi 1) |
KPKH-XH | Tìm hiểu một số loại hoa | Ngô Thị Kim Nhiên ( Chồi 1 | |
THỨ SÁU
18/3/2011
8h30’-8h50’
9h-9h20’
| TDGH | Đi trên ghế băng đầu đội túi cát | Ngô Thị Kim Nhiên ( Chồi 1 |
LQVH ( Loại 2) | Thơ : Hoa kết trái | Ngô Thị Kim Nhiên ( Chồi 1 |
PHẦN II
TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
I/ THỰC TẾ CỦA TRƯỜNG THỰC TẬP
- Đặc điểm tình hình của trường:
Toàn trường có 50 giáo viên.
Về cơ sở vật chất: trường có 16 phòng học
+ Phòng chức năng gồm:
1 phòng âm nhạc
1phòng hội trường
+ Phòng làm việc:
1 phòng Hiệu Trưởng
1phòng phó Hiệu Trưởng
1 phòng hành chánh
1 phòng y tế
Phòng công đoàn
Phòng thư viện
Chất lượng: biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, hang tháng nhà trường có tổ chức thao giảng, dự giờ, phát động thi đua làm đồ dung dạy học. đồ chơi, các sản phẩm hoạt động tổ chức dạy học, thi hát dân ca và các hoạt động giảng dạy khác.
Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra công tác giảng dạy, tổ chức cho giáo viên họp các buổi họp chuyên môn, trao đổi các vấn đề và hoạt động chính trị.
Từ đầu năm tới nay trường đã thực hiện được các chuyên đề: hoạt động vui chơi, phát triển ngôn ngữ với các mô hình đồ chơi.
Về kết quả: thực hiện được các phong trào như: làm đồ dung đồ chơi, phát triển ngôn ngữ, các mô hình đồ chơi làm được 60 món, trò chơi dân gian gồm 32 trò chơi, phong trào thi đua xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực được thực hiện rất tốt.
Mức độ thi giáo viên giỏi vòng sơ khảo: đạt được 12 cô và có tham gia thi giáo viên giỏi vòng thị, thao giảng dạy tốt, dự giờ. Kết quả: 96 tiết đạt 31 tiết khá, 21 đạt, loại tốt là 91 tiết, xếp loại là 31tốt, 8 khá, 12 đạt. dự giờ là 634 tiết. kiểm tra toàn diện 1 lần 6 giáo viên xếp loại: 2 tốt, 3 khá. Kiểm tra chuyên đề 19 tiết kết quả: 10 tốt, 8 khá, 1 đạt. dự giờ đột xuất 100 tiết kết quả đạt được: 81 tốt, 6 khá, 1 đạt
Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: tổ chức khám định kì cho cháu, về biện pháp phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường, đồ dùng, đồ chơi.
Cho cháu ăn đủ chất tăng cường lượng ăn uống các chất giàu vitamin c, phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh phải báo với phụ huynh để đưa con về nhà chăm sóc.
Dùng các biện pháp và tuyên truyền chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, béo phì.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng hàng tháng phải theo dõi cân nặng, phải cho trẻ uống thêm sữa.
Đối với trẻ tăng cân:tuyên truyền và vận động phụ huynh không cho các cháu ăn uống nhiều đồ ngọt, đồ uống có ga.
- Nghe báo cáo công tác chủ nhiệm của cô Huỳnh Thị Cúc Em
-Tôi tên là Huỳnh Thị Cúc Em, trình độ chuyên môn là 9+1, đi giảng dạy từ năm 1985 cho tới nay, nhờ có sự hỗ trợ của BGH và sự cố gắng phấn đấu, tích lũy trong những năm vừa qua thì đạt dược chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trong 10 năm liền. Hiện nay tôi được phân công dạy lớp 1A.
- Tổng số cháu: 39 cháu
+ Nam: 22cháu
+ Nữ : 17cháu
-Sức khỏe của cháu:
+ Bình thường: 34 cháu
+ Béo phì: 3 cháu
+ Suy dinh dưỡng: 1 cháu
+ Thấp còi: 1 cháu
- Về nề nếp, giờ giấc học tập của các cháu: nói chung buổi sáng tới lớp các cháu biết chào cô, chòa ba mẹ cũng như khi ra về, có 1 số cháu hay khóc nhè vào buổi sáng do đó cháu còn nhút nhát và ít tiếp xúc với bạn.
Trong công tác:
- Thường xuyên cập nhật được công tác chuyên môn qua các đợt: bồi dưỡng chuyên môn hè cũng như là học chương trình bồi dưỡng mục tiêu học kì 2. Qua quá trình dạy 25 năm giúp tôi rút ra được những kinh nghiệm quý giá trong công tác giảng dạy. ngoài ra trong công tác giảng dạy thì thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau, mạnh dạn trao đổi những vướng mắc về chuyên môn.
- Về công tác chuyên môn: thì có một đợt công tác của BGH, nhờ có sự giúp đỡ của BGH, sự phối hợp của tập thể thì nhóm lớp có đủ đồ dung học tập và giúp trẻ tiếp thu tốt các hoạt động giảng dạy. Nhóm lớp thì có đủ giáo viên giảng dạy.
- Về cơ sở vật chất: thực hiện các chương trình đổi mới thì hiệu quả của công tác giảng dạy cũng chưa cao
- Về nhiệm vụ của giáo viên: chuẩn bị phòng, lớp, có mặt ở lớ lúc 6h, vệ sinh phòng lớp, bàn ghế, kệ dồ dung, ca, khăn của cháu, sắp xếp đồ dung, đồ chơi ngăn nắp.
- Phân nhóm: trẻ được phân nhóm theo cô, cô theo dõi từ 12- 15 trẻ
Về chăm sóc các cháu: giờ ra về từ 16h30- 17h15. 1 ngày ở trường các cháu được cho ăn, ngủ, nghỉ, vệ sinh cá nhân, đảm bảo an toàn, tham gia các hoạt động vui chơi, dạo chơi ngoài trời, học tập và chơi cùng các bạn
- Cô luôn nhiệt tình chăm sóc trò chuyện với trẻ, không cho trẻ cầm những cọng thung, những vật nhỏ trang trí trên tường. các cháu cũng ít nhường bạn trong khi chơi. Do vậy giáo viên cần phải rèn cho cháu khi chơi cùng bạn.
- Hàng tháng thông báo tình hình sức khỏe của trẻ cho phụ huynh, đặc biệt quan tâm tới các cháu suy dinh dưỡng, nếu cháu không tăng cân phải tìm hiểu lí do tại sao vhau1 không tăng cân.
- Về hoàn cảnh gia đình các cháu, hầu hết phụ huynh ít quan tâm đến con mình. Do đó giáo viên cần phải trao đổi với phụ huynh để biết được hoàn cảnh , gia đình của trẻ, mức độ quan tâm của các con, phụ huynh và nhà trường
- Về công tác chăm sóc giáo dục trẻ cá biệt thì các cháu tới lớp thì cô phải trò chuyện với trẻ, khen trẻ để trẻ quen, cô chú ý đến trẻ nhiều hơn.
- Nói tóm lại 1 nhóm lớp tốt về nề nếp, các hoạt động, giao1 viên phải biết công việc trong nhóm, biết phối hợp với các giáo viên cùng lớp trong việc rèn luyện các thói quen trong ăn uống, vệ sinh, vui chơi, học tập của trẻ trong giờ học.
- Nhóm lớp phải có đầy đủ đồ dung hoạt động, đồ dung học tập, đồ chơi cho trẻ hoạt động
- Giáo viên phải nắm vững nội dung, chương trình giảng dạy nắm vững các đặc điểm tâm lý của trẻ
- Giáo viên phải thật sự chú ý trong việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ.
- Cô phải thật sự yêu thương, quan tâm, gần gũi, thường xuyên nói chuyện với trẻ và tạo cho trẻ cảm giác vui và ấm áp giống như ở trong gia đình.
II/ THỰC TẬP GIẢNG DẠY:
- Kế hoạch dự giờ thao giảng:
- Luôn luôn chấp hành và thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
- Thực hiện đúng thời hạn đúng chất lượng.
- Quá trình điều chỉnh và bổ sung kế hoạch: sau khi lên tất cả các kế hoạch, xem xét nếu có sai xót hoặc kế hoạch của giáo viên có sự thay đổi thì điều chỉnh và bổ sung thêm.
- Thực tập dạy học
Lịch thi dạy
NGAØY DAÏY | THÔØI GIAN | LỚP DẠY | MOÂN | ÑEÀ TAØI | GIAÙO SINH | |
Thứ
| Nhóm 2 | |||||
Thứ | Chồi 1 |
Rút kinh nghiệm:
Nhờ được cô hướng dẫn tận tình trao dồi những kinh nghiệm quý báu, bạn bè nhiệt tình nhận xét góp ý kiến đã giúp em rút ra được một số điều sau:
+ Kiến thức động tác làm mẫu
+ Phương pháp giảng dạy
+ Tình huống ứng xử
+ Trọng tâm kiến thức
+ Biện pháp truyền thụ
+ Tổ chức sư phạm
Về việc soạn giáo án :
- Làm đúng theo sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.
- Nội dung bài soạn đi sát trọng tâm , phương pháp dạy , câu hỏi đặt ra phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ.
- Hình thức phù hợp, đồ dùng đẹp mắt,gây sự hứng thú ở trẻ .
- Nộp đúng thời gian quy định để giáo viên hướng dẫn duyệt ,bổ sung , sửa sai .
- Có nội dung tích hợp phù hợp và hứng thú trẻ.
Ý thức lên lớp:
- Đi đúng giờ.
- Trang phục nghiêm chỉnh, gọn gàng, đúng theo quy định .
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ cho mỗi tiết.
- Có tinh thần trách nhiệm về chuyên môn và công việc học tập vui chơi của trẻ
Nội dung bài giảng
- Phù hợp với từng độ tuổi, dễ hiểu, đúng tiến trình giảng dạy, trò chơi phù hợp, gây hứng với trẻ kết hợp tĩnh- động.
Những thuận lợi và khó khăn của bản thân trong quá trình thực tập:
+ Thuận lợi: Nhờ được học tập ở trường ........... bản thân em đã tích luỹ được những kiến thức căn bản về những phương pháp giảng dạy và áp dụng vào việc giảng dạy trong đợt thực tập này. Đặc biệt các cô hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo để nhóm chúng em hoàn thành tốt công tác thực tập.
+ Khó khăn: Do mới đứng lớp nên còn bỡ ngỡ, lung túng, bản thân chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như xử lý tình huống nên còn có nhiều thiếu sót, chưa thật sự hoàn chỉnh .
III. THỰC TẬP CHỦ NHIỆM
- Tiếp xúc lớp làm chủ nhiệm
- Theo dõi và ghi nhận sức khỏe, cân nặng đạt hay không đạt
- Làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, giáo dục nhắc nhở trẻ trong giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi...
- Theo dõi tình hình thực tập
- Tìm hiểu lý lịch trẻ em
- Cùng với trẻ hoàn thành công việc trường đề ra
- Đảm bảo sức khỏe, cân nặng, tinh thần
- Tiếp xúc với phụ huynh
- VIẾT BÁO CÁO THU HOẠCH .
- Quá trình đầu tư chuẩn bị viết báo cáo thu hoạch .
- Gặp gỡ giáo viên mẫu giáo và nhà trẻ , ban giám hiệu để thu thập thông tin về đặc điểm tình hình trường và địa phương nơi trường đóng .
- Tìm hiểu các tài liệu có liên quan .
- Tìm hiểu lịch sinh hoạt , sổ theo dõi sức khoẻ .
- Chuẩn bị sổ sách ghi chép thu thập thông tin .
- Viết báo cáo theo đề cương đã hướng dẫn .
- Báo cáo thông qua nhóm, có nhận xét của nhóm thực tập, của giáo viên hướng dẫn đóng góp ý kiến .
- Sau khi hoàn thành bài báo cáo thu hoạch thông qua nhóm xem xét và góp ý. Ghi nhận những đóng góp ý kiến của từng thành viên trong nhóm .
- Sau khi nhóm đã nhận xét đánh giá xong trình lên giáo viên hướng dẫn đóng góp ý kiến. Cuối cùng điều chỉnh và bổ sung những thiếu xót và chưa chính xác .
Phần III:
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
I . ĐÁNH GIÁ CHUNG :
- Về ý thức tổ chức kỷ luật .
Trong suốt thời gian thực tập em luôn có mặt đầy đủ và đúng giờ theo quy định và có hành vi đúng đắn của người giáo viên . Luôn nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy, quy chế thực tập sư phạm, tuân theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu và giáo viên hướng dẫn .
Luôn tôn trọng, giữ thái độ lễ phép, kính trọng đối với giáo viên, nhân viên trong trường, luôn nhã nhặn với trẻ. Luôn tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên và đoàn kết với bạn bè trong đợt thực tập để hoàn thành tốt kế hoạch được giao .
- Về việc thực hiện các nhiệm vụ như giáo viên của trường thực tập .
Nghề giáo viên là nghề trồng người , là một công việc vô cùng khó khăn đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ tay nghề thật vững và đặc biệt phải có lòng yêu nghề mến trẻ . Là một sinh viên sư phạm từ khi chọn nghề này em đã nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong tương lai là đào tạo những chồi non cho đất nước. Vì vậy em đã không ngừng cố gắng rèn luyện bản thân và trong đợt thực tập này em đã thực hiện tốt những quy định về sinh hoạt chuyên môn , hồ sơ , tiến trình thực tập . Hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và đảm bảo đúng thời gian quy định.
Thực hiện tốt tác phong sư phạm , gương mẫu đối với trẻ luôn giữ thái độ khiêm tốn học hỏi và tôn trọng ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn .
- Thực hiện xử lý các quan hệ .
Nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp sau này nên tự bản thân đã cố gắng khắc phục những khuyết điểm, hạn chế để có được những mối quan hệ tốt với bạn bè trong đoàn, cán bộ giáo viên. Với không khí hoà đồng vui vẻ làm cho em cảm thấy tự tin hơn .
Quan hệ với giáo viên : Luôn gần gũi thân thiện, kính trọng, lễ phép với giáo viên hướng dẫn và các giáo viên ở Trường Mầm Non cũng như trường Sư Phạm.Luôn chân thành học hỏi từ các cô hướng dẫn để trang bị kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm giảng dạy, lắng nghe sự hướng dẫn chỉ bảo của các cô để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong thời gian thực tập cũng như trong thời gian giảng dạy sau này .
Quan hệ với bạn bè : Hòa đồng, nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong nhóm trong đoàn, cùng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn và cùng đóng góp ý kiến để hoàn thành tiết dạy .
Quan hệ với trẻ : thương yêu gần gũi có thái độ diệu dàng, ân cần chăm sóc để tạo tình cảm thương mến đối với trẻ, đối xử công bằng với trẻ. Tuy nhiên phải nghiêm khắc không chiều chuộng để trẻ không mất đi thói quen vốn có của trẻ .
Quan hệ với phụ huynh : Luôn tôn trọng qua lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành vi lịch thiệp, văn minh làm cho phụ huynh cảm thấy an tâm khi gửi trẻ đến lớp. Lúc trao đổi ý kiến với phụ huynh phải ân cẩn lắng nghe những lời động viên và đóng góp ý kiến để ngày càng tiến bộ trong công tác của mình .
II.CHUYỂN BIẾN VỀ NHẬN THỨC VÀ KỸ NĂNG SƯ PHẠM CỦA MÌNH:
- Nâng cao nhận thức và giáo dục và dạy học trong gia đoạn mới .
Thời gian thực tập trong Trường Mầm Non Đoàn Thị Liên tuy ngắn nhưng em đã học được nhiều điều bổ ích và quan trọng hơn là em đã thấu hiểu được công việc vất vả của các cô cũng như những khó khăn trong công tác nuôi dạy trẻ, các cô phải tự tay làm từng đồ dùng dạy học, phải bỏ nhiều công sức nhưng các cô không nản lòng mà ngược lại còn gắn bó yêu nghề hơn, từ đó làm cho em cảm thấy yêu mến và quý trọng nghề giáo hơn. Vốn sống và vốn kinh nghiệm của em được trang bị thêm nhiêù tri thức quý giá , kỹ năng giao tiếp ứng xử khá hơn, nhận thức về chuyên ngành có nhiều chuyền biến rõ rệt theo hướng tích cực hơn . Vì thế mà em nhận thấy rằng mình còn nhiều thiếu sót về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp .
Qua đợt thực tập em cũng tự rút ra cho mình được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá rất cần thiết từ phong cách lên lớp đến kiến thức chuyên môn làm như thế nào để tổ chức một tiết học sinh động , biết xử lý các tình huống sư phạm khác nhau một cách tế nhị mà có hiệu quả nhất , tuy nhiên vẫn còn mắc một số sai sót cần phải khắc phục để có thể hoàn thiện bản thân hơn .
Tóm lại tuy trải qua thời gian thực tập khá mệt mỏi nhưng em cảm thấy rất vui và học được nhiều điều bổ ích. Bản thân em được nhìn, được nghe, được thấy và hiểu biết hơn về mọi mặt, đặc biệt là về chuyên môn và đó chính là hành trang vô cùng quý báu giúp em vững vàng hơn khi ra trường và em đã tiếp thu được nhiều điều bổ ích từ những kiến thức, phương pháp đến tình huống sư phạm .
- Khả năng áp dụng kiến thức đã học , kỹ năng giáo dục và dạy học , việc hình thành kỹ năng sư phạm .
Áp dụng được những kiến thức đã học ở Trường ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT trong đợt thực tập . Em hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non và đã đưa ra những biện pháp để giúp đỡ các em tiến bộ.Tuy mỗi kỹ năng giáo dục của bản thân chưa được hiệu quả cao nhưng cũng đã hình thành những nét cơ bản .
Dần dần qua từng tiết dạy, khả năng vận dụng kiến thức đã học và kỹ năng giáo dục ngày càng nâng cao và hoàn thiện hơn .
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHẤN ĐẤU .
- Đối với bản thân .
Tục ngữ có câu “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn ” những điều chúng ta mới biết thì quá ít so với những gì có trong xã hội .Qua đợt thực tập đã cho em được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân mình .
-Khi đứng lớp phải bình tĩnh tự tin, Đồng thời cũng phải nghiêm khắc với trẻ để hình thành nề nếp học tập, ý thức kỷ luật và khả năng lắng nghe chú ý của trẻ .
-Phải sáng tạo nhạy bén trong tiết dạy .
-Phong cách giảng dạy chững chạc nghiêm túc, gương mẫu với trẻ, lịch sự nơi đông người .
-Luôn giữ mối quan hệ tốt với cán bộ, giáo viên, đồng nghiệp, nhân dân địa phương .
-Nắm kiến thức xây dựng nội dung bài giảng chính xác , khoa học .
-Lời nói rõ ràng , diễn cảm thu hút trẻ , phát âm chuẩn dứt khoát .
-Áp dụng kiến thức , một cách linh hoạt sáng tạo , phối hợp nhiều phương pháp , kết hợp với đồ dùng đúng lúc đúng nơi giúp trẻ hiểu bài dễ dàng .
-Cần bám sát theo dõi mức độ tiếp thu của trẻ để có sự điều chỉnh phù hợp
-Nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ .
-Thu thập tài liệu , nắm rõ mục đích yêu cầu của từng đề tài .
-Chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ .
-Không ngừng trao đổi học hỏi kinh nghiệm của cô , bạn bè , và không ngừng tiếp thu những phương pháp giao dục mới .
- Đối với công việc và nghề nghiệp trong tương lai .
Qua thực tế giáo dục mới thấy được công tác giáo dục vất vả như thế nào và cần phải học tập nâng cao trình độ để đáp ứng kịp thời nhu cầu giáo dục ngày càng cao .
Đối với chủ nhiệm : Cần quan tâm trực tiếp tới lớp chủ nhiệm, có những hình thức trách phạt, khen thưởng kịp thời nhằm tạo sự khích lệ cho trẻ , khơi dậy tính tự giác và tinh thần thi đua của từng thành viên trong lớp chủ nhiệm . Cần thực hiện đầy đủ và đúng thời gian quy định của nhà trường về hồ sơ giáo viên.
Đối với trẻ : Yêu thương trẻ , đồi xử công bằng với trẻ, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ chăm sóc giáo dục luôn đi đôi. Chú ý đến trẻ cá biệt để có biện pháp giáo dục kịp thời .
Tự khắc phục và bổ sung những kiến thức chuyên môn còn hạn chế, tham khảo tri thức liên quan đến chuyên ngành từ mọi nguồn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
Đối với mọi người nhà trường .
Chúng ta biết rằng xã hội sẽ không tồn tại nếu mọi người sống cô lập không giao tiếp với nhau , vì thế ngoài việc giao tiếp với mọi người xung quanh , còn phải tu dưỡng đạo đức cho xứng đáng là tấm gương sáng vì thế em cần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và tuân theo nội qui . qui chế của trường đưa ra . Đồng thời tích cực trong các hoạt động , phong trào của trường và nỗ lực rèn luyện trong học tập , trong lao động . Cần giữ mối quan hệ tốt với bạn bè , mọi người xung quanh .
Đặc biệt cần tạo mối quan hệ tốt với phụ huynh để tuyên truyền về công tác chăm sóc , nuôi dưỡng trẻ , tạo sự ủng hộ của phụ huynh .
Luôn tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người , điều chỉnh và sửa đổi những khiếm khuyết của bản thân để hoàn thiện , hòa nhập với mọi người .
Để trở thành ,một giáo viên tốt được mọi người tin tưởng , học trò yêu mến em hiểu rằng mình còn phải học hỏi , rèn luyện phẩm chất đạo đức trong sáng , lòng kiên trì và ý thức kỷ luật và phải luôn phấn đấu trong công tác giảng dạy, không ngừng học tập nâng cao trình độ tay nghề.
-Tất cả còn ở phía trước , vẫn còn chờ một ý chí cầu tiến , một tình yêu nhiệt huyết với nghề và một tấm lòng thật sự quý mến đối với trẻ, những mầm xanh của xã hội của đất nước .
LỜI KẾT
Trong cuộc sống chúng ta chắc vẫn thường nghe hay bắt gặp ở đâu đó những câu nói tưởng chừng như bình thường nhưng nó chứa đựng một ý nghĩa hết sức to lớn như: “trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”; “trẻ em như búp trên cành biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”, trẻ em như một tờ giấy trắng, ngây thơ, trong trắng nếu ta viết lên đó những điều tốt thì trẻ sẽ tốt, nhưng khi ta viết lên đó những điều xấu thì tương lai của các em sẽ không tốt đẹp. trẻ em góp phần không nhỏ trong việc tiếp nối, lãnh hội những tri thức mới là nền tảng của sự phát triển của đất nước sau này. Từ những điều trên em đã thấy được trách nhiệm của bản thân những người giáo viên mầm non tương lai sẽ tạo ra cho cuộc đời những mầm non tươi tốt, sẽ là những thế hệ có ích cho xã hội ngày nay.
Nghề giáo là một nghề đáng quý, đáng trân trọng. Em xin hứa sẽ làm hết sức mình để phục vụ cho ngành giáo dục còn non trẻ và sẽ vững mạnh trong tương lai.
Xin một lần nữa gửi làm cảm ơn đến Ban Giám Hiệu và tất cả quý thầy cô trường ..............., trường .............. Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Em xin kính chúc quý thày cô sức khở dồi dào và luôn thành đạt trong cuộc sống. Chúc tất cả các cháu của trường luôn chăm ngoan, vui vẻ và học giỏi.
Em xin chân thành cảm ơn!
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: