Bộ 2 Giáo án mầm non dạy hát Yêu Hà Nội | Giáo án lớp chồi (4 - 5 tuổi)
GIÁO ÁN THAM KHẢO 1
ĐỀ TÀI: Dạy vận động heo nhạc: Yêu Hà Nội
Nội dung kết hợp: Nghe hát bài: Quê hương
Trò chơi: Ai đoán gỏi
CHỦ ĐỀ: Quê hương đất nước
Đối tượng: 4 - 5 tuổi (Số lượng trẻ : 25 - 30 trẻ)
Thời gian: 25 - 30 phút
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát và vận động theo đúng nhịp bài hát. Trẻ hứng thú và hưởng ứng nghe hát. Trẻ biết chơi trò chơi: Ai đoán gỏi
Kỹ năng: Hát diễn cảm phù hợp với tính chất giai điệu và lời ca của bài hát. Luyện kỹ năng hát vận động theo nhạc. Rèn và phát triển tai nghe và khả năng cảm thụ âm nhạc.
Thái độ: Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động âm nhạc. Giáo dục yêu quý, qua đó giáo dục trẻ biết yêu qúy cảnh đẹp của đất nước
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: trong lớp
- Giáo án, đàn, đĩa nhạc bài quê hương, hình ảnh nội dung bài nghe hát, hình ảnh danh lam thắng cảnh ở Hà Nội…..
- Nhạc cụ: trống lắc, phách tre, mõ dừa, mũ chóp kín..
III. Cách tiến hành
Thời gian | Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức | |
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của trẻ | |
3-4 phút
12 – 15 phút
4- 5 phút
5 phút
|
* Hoạt động 1: Dạy vận động
- Cô tập trung trẻ: Các con ơi hôm nay nhà văn hóa thiếu nhi có tổ chức cuộc triển lãm tranh về thủ đô Hà Nội, bây giờ cô và các con cùng đi đến đấy để xem nhé.
- Cho trẻ xem một số hình ảnh về danh lam thắng cảnh ở Hà Nội và trò chuyện với trẻ. (qua đó giáo dục trẻ biết yêu qúy cảnh đẹp của đất nước)
- Các con xem đây là gì?
- Đố các con bài hát nào nhắc đến tháp rùa
-> Cô cho trẻ nghe giao điệu của bài hát “Yêu Hà Nội” và đố các con đó là bài hát gì? Do ai sáng tác?
À. Đúng rồi đó là bài hát Yêu Hà Nội, nhạc và lời: Bảo Trọng. Bây giờ cô cùng các con hát lại bài hát này nhé.
- Cô và trẻ hát lại (1-2 lần)
- Các con hát rất hay nhưng để bài hát thêm sinh động và hay hơn nữa chúng ta hãy cùng vận động vỗ tay theo nhịpbài hát này nhé.
*Dạy vận động:
- Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích.Cô hát vừa phải thể hiện sự vui tươi nhịp nhàng của bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Cô làm mẫu lần 2: kết hợp giải thích.
Vỗ theo nhịp là vỗ như thế nào?
À. Vỗ theo nhịp là vỗ 1 tiếng rồi mở ra.
Các con xem cô vỗ nhé
(Em kẻ nốt nhạc câu hát này nhé, nhìn vào sách nhạc vẽ và điền câu hát cho đúng)
VD: yêu hà nội cháu yêu hà nội
v v v v
(đánh v là vỗ vào , mở ra)
- Lần 3: kết hợp dụng cụ âm nhạc.
* Dạy trẻ vận đông dạy theo lớp 3 lần: 3 lần bình thường + vỗ tay theo nhịp,
Dạy theo tổ: mỗi tổ một lần hát kết hợp vỗ tay (hoặc sử dụng dụng cụ âm nhạc)
Dạy theo nhóm
Cá nhân
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
Hoạt động 2: Nghe hát
- Cô thấy các con hát và vận động rất hay để thưởng cho các con cô sẽ hát cho các con nghe bài: quê hương, nhạc Giáp Văn Thạch - thơ Đỗ Trung Quân
- Cô hát cho trẻ nghe.
+ Lần 1: (kết hợp đàn) Giới thiệu tên bái hát, tên tác giả.
+ Lần 2: (Hát kết hợp động tác). Giảng nội dung
Các con thấy giai điệu bài hát này như thế nào?
Có những hình ảnh gì?
(Cô cho trẻ xem tranh vẽ nội dung bài nghe hát)
Giảng nội dung: quê hương hương là chùm khế ngọt, là đường đi học, là con diều biết, là con đò nhỏ khua nước ven sông và cũng như mỗi người chỉ 1 một mẹ thôi và quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người.
- Lần 3: cho trẻ nghe nhạc. (Nếu còn thời gian)
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc
Tiếp theo có một trò chơi thưởng cho các con đó là trò chơi “Ai đoán giỏi”.
* Cách chơi: Cho cả lớp ngồi thành vòng tròn. Cô gọi cháu A đội mũ chóp kín, cô chỉ định 2 hoặc 3 bạn hát kết hợp gõ đệm bằng trống lắc, phách tre, mõ dừa.Đố trẻ A tên bài hát, các dụng cụ gõ đệm.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi (Cô quan sát và động viên khuyến khích trẻ chơi.)
Kết thúc: Nhận xét chung
|
Trẻ làm đoàn tàu đi
Trẻ trả lời: chùa một cột, lăng Bác…
TC: Tháp rùa
Trẻ trả lời
- TC: bài hát yêu hà nội, nhạc và lời: Bảo Trọng
Trẻ hát cùng cô
Trẻ chú ý lên cô
- Trẻ hát + vận động cùng cô 3 lần
- 3 trẻ hát + vận động
- Nhóm hát + vận động: 2 nhóm: bạn trai, bạn gái
Cô nhóm trẻ hát: 1-2 trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi trò choi
|
GIÁO ÁN THAM KHẢO 2
Âm nhạc: Dạy hát bài “Yêu Hà Nội”
NH: “ Em yêu thủ đô”.
TCAN: “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.
1. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
+ Trẻ hát cùng cô đúng lời đúng nhạc, thể hiện cử chỉ nét mặt vui tươi hồn nhiên.
+ Trẻ hứng thú nghe hát và hưởng ứng cùng cô.
- Kỹ năng: trẻ hát rõ lưòi đúng nhạc và kết hợp vỗ tay theo lời ca.
+ Luyện cho trẻ kĩ năng cảm nhận giai điệu bài hát.
- Thái độ: + Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi hát bài “Yêu Hà Nội”, “Em yêu Thủ đô”.
+ Giáo dục trẻ biết yêu quê hương, yêu thủ đô Hà Nội.
2. Chuẩn bị.
- Các dụng cụ âm nhạc, đàn organ.
- Trang phục đẹp, nơ, hoa. 4 - 5 chiếc vòng…
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: ổn định tổ chức - gây hứng thú.
- Cô cùng trò chuyện với trẻ về thủ đô Hà Nội:
+ Hà Nội là thủ đô của đất nứơc chúng ta, ở đó có rất nhiều danh lam thắng cảnh, và mọi người trên mọi miền tổ quốc đều muốn được đến thủ đô để tham quan du lịch. Ai cũng yêu Hà Nội chính vì thế nhạc sỹ đã sáng tác bài hát “Yêu Hà Nội” đấy.
+ Các con có yêu Hà Nội không?
* Hoạt động 2: Dạy hát “Yêu Hà Nội”.
- Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát nhé.
- Cô hát lần 1: Kết hợp đàn, hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2: Giảng giải nội dung và đàm thoại với trẻ:
+ Cô vừa hát xong bài hát “Yêu Hà Nội ” rồi, các con thấy bài hát có hay không?
+ Bài hát do ai sáng tác? Bài hát nói về gì?
+ Ở Hà Nội thì có những gì? Tháp rùa ở đâu?
- Cô cho cả lớp hát và vỗ tay theo lời ca cùng cô 3 - 4 lần, cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau hát.
- Sau mỗi lần trẻ hát cô và cả lớp động viên khen trẻ.
- Cô nói: vừa rồi các con đã hát và vỗ tay theo lời ca rất giỏi cô khen cả lớp. Muốn bài hát hay hơn bạn nào có thể biểu diễn theo hình thức sáng tạo hơn cho cô và các bạn thưởng thức nào?
* Hoạt động 3: Nghe hát “Em yêu thủ đô”.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên nhạc sỹ. Sau đó, hát cho trẻ nghe lần 1.
- Hỏi trẻ: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác?
- Cô hát lần 2 kết hợp làm điệu bộ minh hoạ.
- Giáo dục trẻ: chúng mình phải biết yêu Hà Nội, yêu quê hương đất nước.
* Hoạt động 4: TCÂN: “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần.
* Kết thúc hoạt động:
- Cô mời cả lớp hát và vỗ tay theo nhịp bài “Yêu Hà Nội ”
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
- Dạo chơi, nhặt lá vàng trên sân trường.
- TCVĐ: “Trời nắng, trời mưa”.
- Chơi tự do: Chơi với phấn, bóng, đ/c xếp hình.
1. Yêu cầu:
- Trẻ dạo chơi thoải mái, chăm chỉ nhặt lá vàng rơi trên sân trường.
- Trẻ không làm bẩn quần áo. Biết rửa tay sạch sẽ sau khi lao động.
2. Chuẩn bị:
- Trang phục gọn gàng, sân bằng phẳng.
- Giỏ rác. Phấn, bóng, đ/c xếp hình.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Dạo chơi nhặt lá vàng trên sân trường:
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, thảo luận với trẻ trước khi ra sân phải tắt hết điện, khi ra sân không chạy lung tung, không xô đẩy bạn.
- Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hỏi trẻ:
+ Để sân trường và vườn trường của chúng ta luôn sạch sẽ thì phải làm gì?
+ Các con có muốn góp sức lao động của mình để sân trường luôn sạch không?
- Cô chia trẻ làm 3 tổ mỗi tổ nhổ cỏ và nhặt lá rụng trên sân trường, cô phát cho mỗi tổ một giỏ rác.
- Khi lao động xong cô cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.
* TCVĐ: “Trời nắng, trời mưa”: Cô nêu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
* Chơi tự do: Chơi với phấn, bóng, đ/c xếp hình. Cô bao quát trẻ chơi an toàn.
- Cho trẻ đi rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Dặn dò trẻ vặn nhỏ vòi nước để tiết kiệm nước.
* Hoạt động góc: Góc xây dựng (góc chính).
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Nội dung hoạt động:
- Đọc bài thơ “Hoa quanh lăng bác”.
- Chơi tự do ở các góc.
1. Yêu cầu:
- Trẻ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.
- Không chạy nghịch phá trong khi chơi, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
2. Chuẩn bị:
Nội dung bài thơ “Hoa quanh lăng bác”. Đồ chơi ở các góc.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
* Đọc bài thơ “Hoa quanh lăng bác”.
- Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần. Hỏi trẻ: Cô vừa đọc bài thơ gì?
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: