Cô giáo Phú Thọ suốt 18 năm dạy trẻ khuyết tật kể lại kỷ niệm bị trò ném chổi xua đuổi
Cô Đinh Thị Phú Hiền ở Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi – tàn tật Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), suốt 18 năm gắn bó với nghề đã dạy dỗ nhiều học sinh để có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình.
Cô Hiền tình nguyện về công tác tại Trung tâm bảo trợ trẻ em mồ côi tàn tật Việt Trì từ năm 2000, vừa dạy chữ vừa dạy nghề cho học sinh (HS) khuyết tật. HS của cô chủ yếu bị khiếm thính và thiểu năng trí tuệ. Khi ấy, cô chưa hề được đào tạo kỹ năng về dạy trẻ khuyết tật, nên việc bất đồng về ngôn ngữ khiến cô không thể giao tiếp với HS, theo báo Thanh Niên.
Cô giáo Phú Thọ 18 năm dạy trẻ khuyết tật. (Nguồn video: VTC News)
Khi được hỏi về cơ duyên dạy tại ngôi trường này, cô Hiền tâm sự: “Tình cờ có lần cùng bạn đi qua trung tâm, khi đứng phía ngoài thấy các em nói chuyện với nhau bằng ký hiệu, tôi thấy tò mò và đã vào trường chơi. Tại đây, khi nói chuyện, tôi cảm thấy có điều gì đó thôi thúc mình tìm hiểu về các em. Đây có lẽ là lý do chính để tôi quyết định xin về đây giảng dạy”.
[caption id="attachment_4869" align="aligncenter" width="997"] Dù trước đó không có kỹ năng dạy trẻ khuyết tật, nhưng tình thương đã giúp cô giáo hiền làm được. (Ảnh: VTV News)[/caption]
“Tình nguyện xin về trường nhưng lại khó khăn trong việc giao tiếp với HS vì bất đồng ngôn ngữ, lúc đó tôi cảm thấy mình bất lực khi nhìn các em vây quanh mình chỉ trỏ nói chuyện bằng ký hiệu nhưng cô không hiểu gì, cô nói thì HS ngơ ngác… Không thể để HS thất vọng, tôi đã cố gắng học hỏi, tìm tòi những phương pháp dạy HS khuyết tật để vận dụng trong thực tiễn dạy học của mình, giúp HS có thể hòa nhập với cộng đồng”, cô Hiền nhớ lại.
Thế rồi cô tự học ngôn ngữ ký hiệu bằng cách đi sớm về muộn, tham gia các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của HS ở trường học, ở khu nội trú, để giao tiếp được cùng các em và cũng hiểu được đời sống tâm tư, tình cảm của HS, đồng cảm nhiều hơn với các em.
[caption id="attachment_4870" align="aligncenter" width="1000"] Do bất đồng về ngôn ngữ vì dạy học sinh khiếm thính phải dùng ngôn ngữ ký hiệu nên bài học nào trên lớp, cô Hiền cũng đều phải dạy cụ thể từng bước một. (Ảnh: VTV News)[/caption]
Để dạy học sinh khuyết tật, cô Hiền phải có phương pháp dạy học riêng, có em phải mềm mỏng, có em lại phải dỗ dành. Những giáo viên ở đây dạy các em kiến thức, dạy nghề và dạy kỹ năng sống. Về ngôn ngữ ký hiệu, giáo viên dạy để các em giao tiếp với những người khác, theo báo VTC News.
Cô Hiền cho rằng, giáo viên là nghề vất vả, thiệt thòi và giáo viên giảng dạy ở những ngôi trường đặc biệt, cho những học sinh đặc biệt như học sinh của cô thì phải dụng công, tâm huyết, vất vả hơn nữa.
Kỷ niệm mà cô nhớ nhất cách đây 7 năm, về một HS bị câm điếc tính rất ngang. “Gia đình rất muốn cho em học một nghề gì đó, trường mở nghề may nhưng ban đầu em đó cũng không thích học. Vì vậy, đến trường em chỉ phá phách. Cô gọi lên học thì trốn vào trong nhà vệ sinh. Khi gọi ra thì em lấy chổi trong đó ném vào người cô giáo”, cô Hiền kể lại.
Liên tục trong 1 tháng, cứ đến trung tâm là HS này trốn trong nhà vệ sinh và ném chổi ra như vậy để chống đối. Cô Hiền phải tìm cách thuyết phục để em hiểu sự quan trọng của học nghề, sau này tự đi làm nuôi sống được bản thân, không phụ thuộc ai suốt đời. Sau đó, cô Hiền thuyết phục em vượt qua mặc cảm về bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. Hiện HS này đã được nhận vào làm công nhân trong một nhà máy ở miền Nam.
Sự thành đạt của những cậu bé, cô bé khiếm khuyết
[caption id="attachment_4871" align="aligncenter" width="665"] Cô giáo Đinh Thị Phú Hiền truyền đạt kiến thức cho học sinh bằng ngôn ngữ ký hiệu. (Ảnh: Vũ Thơ)[/caption]
Đối với cô giáo, dạy nghề cho học sinh khuyết tật rất quan trọng, giúp các em có nghề trong tay, có thể đi làm sẽ tự nuôi sống bản thân mình, trở thành người có ích cho xã hội.
Sau 18 năm gắn bó với học sinh khuyết tật, dìu dắt nhiều thế hệ học trò, có em đi làm ở nhà may, quán cắt tóc gội đầu, có em xây dựng gia đình quay lại trường gửi thiệp hồng mời cô giáo tới dự… đều khiến cô vui mà không cầm được nước mắt.
Cô Hiền cảm thấy rất hài lòng với công sức mình bỏ ra, với những nỗ lực cố gắng của bản thân cô được đền đáp bằng sự trưởng thành, nụ cười và hạnh phúc của các em.
“Tình yêu thương của giáo viên dạy trẻ khuyết tật tuy không thể chữa lành khuyết điểm trên cơ thể nhưng giúp các em hòa nhập cộng đồng, xoa dịu phần nào thiệt thòi mà các em gánh chịu”, cô Hiền nói.
Ánh Tuyết (tổng hợp)
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: