Đề tham khảo THPT Quốc gia 2020 môn Hóa: “Mềm” hơn, có khoảng 90% nội dung lớp 12
Nội dung kiến thức của đề tham khảo THPT quốc gia 2020 môn Hóa chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 (khoảng 90%). đề thi “mềm” hơn năm 2019, phù hợp với tình hình thực tiễn nghỉ dịch Covid-19 dài ngày.
Dưới đây là nhận định của một số giáo viên phổ thông về đề tham khảo THPT quốc gia 2020 môn Hóa học.
"Câu hỏi vận dụng cao nằm trong chương trình học kì 1"
Thầy Nguyễn Văn Chuyên, giáo viên Hóa học, Trường THPT Yên Thế huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang cho biết: Nội dung kiến thức của đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 (85%), còn lại nằm trong chương trình lớp 11.
Về yêu cầu kiến thức của đề thi: Mức độ nhận biết, thông hiểu khoảng 70%; Mức độ vận dụng và vận dụng cao khoảng 30%.
Đề thi có nhiều câu hỏi gắn liền lý thuyết với thực tế (ví dụ câu số 43, 50, 53, 62, 63); có các câu hỏi gắn với thí nghiệm thực hành (ví dụ câu số 57, 77), phù hợp với kiến thức học sinh đã được học trong chương trình phổ thông.
So với đề thi THPT quốc gia năm 2019, đề thi tham khảo môn Hoá năm 2020 có sự tương đồng trong phân bổ về mức độ câu hỏi, nội dung kiến thức.
Trong đó, các câu hỏi ở mức độ vận dụng cao chủ yếu nằm trong chương trình học kỳ 1 của lớp 12, các câu hỏi ở học kì 2 của lớp 12 chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
Điều này phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay vì chủ yếu học sinh đang phải học qua truyền hình và internet.
Với đề thi trên đây, dự kiến học sinh trung bình có thể đạt 5-6 điểm; Học sinh khá có thể đạt điểm 7-8 điểm; Học sinh giỏi có thể đạt điểm 8,5-9,5 điểm; Học sinh xuất sắc có thể đạt 10 điểm.
"Đề thi “mềm” hơn năm ngoái"
Cô Nguyễn Thị Quỳnh Hương, giáo viên Hóa học, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ninh Bình nhận xét: Đề thi thuộc chương trình lớp 12 là chủ yếu. Trong đó các câu hỏi, bài tập thuộc học kì 2 của lớp 12 chủ yếu là các câu hỏi, bài tập ở mức độ cơ bản.
Điều này hợp lý vì học kì 2 học sinh đang phải nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, chủ yếu phải tự học và học qua truyền hình, internet.
Về cấp độ các câu trong đề thi: Cấp độ 1 (mức nhận biết): 10 câu, 25%; Cấp độ 2 (mức thông hiểu): 18 câu, 45%; Cấp độ 3 (mức vận dụng): 8 câu, 20%; Cấp độ 4 (mức vận dụng cao): 4 câu, 10%; Câu hỏi liên quan đến thực tiễn: 01 câu: câu 43 (lớp 11); Câu hỏi liên quan đến thí nghiệm: 02 câu: câu 57 ( lớp 11); câu 77 (lớp 12)
Với đề thi tham khảo này, dự kiến học sinh trung bình đạt khoảng 5-5,5 điểm. HS khá đạt khoảng 6-6,75 điểm. HS khá giỏi đạt khoảng 7-7,5 điểm. HS giỏi đạt khoảng 8-8,5 điểm. HS xuất sắc đạt khoảng 9-9,5 điểm.
"Không có kiến thức trong phần đã tinh giản"
Thầy Lê Anh Dũng, giáo viên Hóa học, Trường THPT Bá Thước, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa nhận định: Cấu trúc đề năm nay tương tự như năm 2019. Có 12 câu ở mức độ 1 (mức độ nhận biết, 30%); Có 16 câu ở mức độ 2 (mức độ hiểu, 40%); 8 câu ở mức độ 3 (mức độ vận dụng, 20%); 4 câu mức độ 4 (mức độ vận dụng cao, 10%); 24 câu lí thuyết và 16 câu bài tập.
So với đề thi năm 2019, đề tham khảo năm 2020 có độ khó giảm nhẹ hơn. Không có nội dung kiến thức, nằm trong nội dung được tinh giảm mà Bộ GD&ĐT vừa công bố.
Có khoảng 90% nội dung kiến thức lớp 12, còn lại khoảng 10% còn lại tập trung phần kiến thức lớp 11.
Câu hỏi vận dụng và vận dung cao phần lớn thuộc phạm vi kiến thức học kỳ 1 lớp 12 còn học kỳ 2 lớp 12 được ra ở mức độ rất cơ bản.
Có 01 câu liên quan thực tiễn: câu 43 và hai câu liên quan đến thực nghiệm: câu 57, câu 77.
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: