Giải đáp không cúng ông táo có sao không ?
Thờ ông Địa, thần Tài, ông Táo là tập tục, tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, người ta tin rằng, mỗi lĩnh vực của đời sống con người đều có một vị thần cai quản nên thờ phụng, cúng bái các vị thần ấy thì sẽ được phù hộ.
Tuy nhiên, đó chỉ là tín ngưỡng, niềm tin dân gian thì mọi người có thể theo hoặc bỏ tùy hiểu biết của mình. Trong cuộc sống, con người cần có một niềm tin nào đó nhưng niềm tin phải nằm trong một sự hiểu biết sáng suốt.
Nếu bạn tin cúng ông Công, ông Táo sẽ đem lại điều tốt đẹp cho bạn và gia đình cũng như nhưng người xung quanh thì bạn cứ làm theo. Còn nếu cúng ông Công, ông Táo vì thấy mọi người làm vậy, mình cũng làm, tốt xấu không bàn tới thì có lẽ cần phải suy nghĩ thêm, để rồi tự mình thử nghiệm và quyết định.
Cuộc sống bận rộn, mọi người vẫn phải ràng buộc mình theo những lễ nghi với niềm tin mơ hồ. Rằng cúng đúng thì thần phù hộ, không cúng hoặc cúng sai thì thần trừng phạt.
Rồi người ta rủ nhau mua cá chép, vẫn còn để nguyên trong túi ni lông, vứt vội vứt vàng xuống kênh rạch, ao hồ, sông suối mong ông Táo chầu trời báo cáo những điều tốt đẹp. Bạn có thấy nực cười không? Từ quan niệm và niềm tin sai lầm như vậy, thì khó có một kết quả tốt đẹp.
Nếu tin rằng các vị thần là có thật, thì hẳn họ có những khả năng hơn người. Họ phân định được đúng sai thì sao chúng ta lại cần phải “hối lộ” hay cúng kiếng? Vì bản thân họ phải có phẩm chất tốt đẹp và cũng phải tin vào nhân quả. Không thể “nói dối” được.
Khi chúng ta tin vào điều tốt đẹp, tin vào chính mình, tin vào nhân quả thì chúng ta cũng không cần phải rơi vào cái bẫy của thói quen từ trong tiềm thức.
Có nhiều người họ đã bỏ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Thay vào đó họ chăm sóc căn bếp mỗi ngày, cố gắng làm thiện.Bao năm tháng trôi qua họ thấy mọi việc vẫn bình thường, không có sự trừng phạt nào của thần linh. Thậm chí, mọi việc còn suôn sẻ nhẹ nhàng hơn.
Một tâm thức tự do, chúng ta cần cở bỏ những nút thắt ràng buộc mà điều đó không ảnh hưởng tới đạo đức hay vi phạm những luật lệ của xã hội thì đều có thể chấp nhận.
Tập tục thờ thần đã in sâu vào tâm thức, phổ biến trong dân gian Việt Nam nên phần đông vẫn duy trì các hình thức thờ thần này.
Nhưng chúng ta cần lưu ý rằng, những thành tựu trong đời sống đều do phước đức, nỗ lực mà bản thân chúng ta đã gieo trồng trong quá khứ và hiện tại mà có được, chứ không phải nhờ thần linh phù hộ.
Bạn cúng hay không cúng đều được chấp nhận. Nếu bạn cúng ông Công, ông Táo và thấy vui vì điều đó, bạn hãy làm như bao người vẫn làm từ trước đến nay. Còn bạn muốn từ bỏ thói quen cúng ông Công, ông Táo, thì dễ rồi. Hãy thử một lần buông bỏ những thói quen cũ, để tâm tư thoát khỏi những bộn bề giăng mắc xem có nhẹ nhàng hơn không?
T.L
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: