Giáo án an toàn cho bé tránh xa những nơi nào, biết cách tự bảo vệ bản thân
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐỀ TÀI: AN TOÀN CHO BÉ
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ biết khi đến trường nên chơi ở những chỗ nào? Cần phải tránh xa những nơi nào, biết cách tự bảo vệ bản thân mình khi đến trường.
- Trẻ có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi: Yêu thương, kính trọng, quan tâm đến ông bà, nghe lời người lớn đoàn kết với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ, biêt việc làm nào của mình, của bạn là tốt - xấu.
- Trẻ biết giải quyết một số tình huống trong cuộc sống.
- Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ bản thân không hái hoa, bẻ cành.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình, biết cách chơi và sử dụng một số loai đồ dùng, đồ chơi, biết quan sát, trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
- Rèn khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định, biết suy luận, biết giải quyết tình huống.
- Rèn khả năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ không chơi ở những nơi nguy hiểm, không nghịch những đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
- Trẻ hứng thú khi tham gia vào các hoạt động, tỏ ra vui sướng khi hoàn thành các trò chơi.
- Có mong muốn được làm nhiều việc tốt.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh một số hành động đúng sai, các khu vực nguy hiểm ở trong trường
- Vi deo các tình huống cho trẻ sử lý.
- Máy tính, máy chiếu
- Khuôn mặt: Mếu, cười
III. Tiến hành
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Trò chuyện, gây hứng thú - Hát bài “Đồ dùng gia đình” + Có những đồ dùng gì trong bài hát? + Ở nhà chúng mình có những đồ dùng nào? + Các bạn đã biết sử dụng những đồ dùng đó an toàn chưa? - Ở nhà có những đồ dùng, những khu vực không an toàn khi chúng mình sử dụng, khi chơi. Cũng như ở trường hay ở bên ngoài còn có rất nhiều điều chúng ta chưa biết làm thế nào bảo vệ bản thân chúng ta thật an toàn. Hôm nay cô và các bạn sẽ cùng tìm hiểu xem các bạn có những hiểu biết gì để tránh nguy hiểm và thật an toàn cho bản thân và cách giải quyết các tình huống trong cuộc sống. 2. Nội dung * Hoạt động 1 “An toàn cho bé” - Hàng ngày ai đưa cháu đến trường? - Đi bằng phương tiện gì? - Khi ngồi trên xe các con phải như thế nào? - Giờ ra về ai đón con? - Nếu người lạ đón các con sẽ làm gì? - Người lạ cho quà thì như thế nào? - Đến lớp các con có những đồ chơi gì ? - Khi chơi, sử dụng những đồ dùng, đồ chơi đó các con phải chú ý điều gì? - Theo các con trong lớp có những nơi nào, đồ dùng nào có thể gây nguy hiểm chúng ta không nên lại gần và sử dụng. (Chỉ cho trẻ 1 số nơi như ổ cắm điện, tủ cao…) - Ở ngoài lớp thì những nơi nàocủa trường các con không được đến gần? - Vì sao chúng ta không được lại gần những nơi đó? - Ở sân trường còn có gì nữa? - Khi chơi với những loại đồ chơi ngoài trời thì các con phải chú ý điều gì? - Các con đã thấy những hành động nào của các bạn khi chơi đồ chơi ngoài trời không an toàn? - Khi thấy bạn sử dụng hay làm việc gì có thể gây nguy hiểm, hay sử dụng các loại đồ dùng gây nguy hiểm cho bạn, cho người khác thì chúng ta phải làm gì? – Cô Giáo dục trẻ trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm,không lại gần những nơi nguy hiểm và không làm những việc có thể gây nguy hiểm cho mình và người khác, * Hoạt động 2: Bé thông minh - Cho cả lớp quan sát một tình huống và đưa ra nhận xét về tình huống đó, đưa ra giải thích hành động đó là đúng hay sai, sau đó đưa ra cách sử lý. (Trẻ xem tình huống leo trèo, ném đá vào nhau, chơi ở gần hồ) - Các bạn có nhận xét gì về hành động đó - Chúng mình sẽ làm gì khi gặp tình huống đó - Xem hình ảnh tranh cảnh báo nguy hiểm - Cô cho trẻ xem tranh một số nơi như nhà bếp, khu vực nhà để xe, khu vực bãi đá * Hoạt động 3: Trò chơi “Bé thi tài” - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, tìm những hình ảnh có hành động đúng gắn vào ô có khuôn mặt cười,tìm hành động sai gắn mặt mặt mếu. Trong thời gian 1 phút đội nào tìm đúng nhiều hơn thì đội đó thắng. - Trẻ chơi - Nhận xét kết quả của 2 đội 3. Kết thúc - Nhận xét, tuyên dương trẻ. | - Trẻ kể - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Đội mũ bảo hiểm, ngồi ngay ngắn - Trẻ trả lời - Không đi theo người lạ - Không nhận quà ạ - Đồ dùng, đồ chơi các góc - Tránh những đồ dùng nguy hiểm - Các tủ cao, ổ cắm điện - Nhà bếp, hồ nước gần trường, nhà bể xe, bãi đá - Đó là những nơi không an toàn - Đồ chơi ngoài trời - Trẻ trả lời - Trẻ kể - Nhắc nhở bạn và nói với người lớn, cô giáo - Trẻ lắng nghe - Trẻ quan sát và đưa ra cách giải quyết tình huống đó. - Trẻ xem - Trẻ lắng nghe luật chơi và cách chơi - Trẻ chơi
|
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: