Giáo án Bé nhận biết và phòng tránh vật nguy hiểm trong lớp.
Chủ đề: Ngành nghề
Hoạt động: Chơi, hoạt động chiều
Nội dung: Bé nhận biết và phòng tránh vật nguy hiểm trong lớp.
Lớp : Mẫu giáo 3 tuổi .
1. Kết quả mong đợi
- Trẻ nhận biết một số đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm và cách phòng tránh các đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm.
- Trẻ biết chơi các đồ chơi đúng cách.
- Giáo dục trẻ biết phòng tránh những đồ dùng nguy hiểm.
2. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô:
- Vi tính, máy chiếu.
- Que chỉ, các hình ảnh , đồ dùng cho trẻ qua sát.
+ Đồ dùng trẻ:
- Tranh lô tô về những đồ dùng gây nguy hiểm.
3. Tiến hành:
Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi tập tầm vông
- Cho trẻ ngồi đội hình tự do xung quang cô.
- Các con hãy nhìn xem trong lớp mình có gì? ( rất nhiều đồ dùng, đồ chơi)
- Các con ạ! Xung quanh trường, lớp của chúng ta có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi. Tuy nhiên có những đồ dùng đồ chơi an toàn và một số đồ dùng đồ chơi nguy hiểm.
- Thế bạn nào biết đồ dùng đồ chơi nguy hiểm là như thế nào?( đồ dùng làm chảy máu, đau, ảnh hưởng đến cơ thể)
- Vậy bây giờ cô mời các con cùng tìm hiểuvề những đồ dùng đồ chơi gây nguy hiểm cho cơ thể nào?
Hoạt động 2: Bé khám phá về một số đồ dùngđồ chơi nguy hiểm
* Video : Hình ảnh 1 bạn đang dùng vòi sữa chọc vào mặt bạn :
- Các con vừa xem video gì?
- Bạn trai đang làm gì các con?
- Bạn làm như vậy có đúng không?Vì sao các con lại nói là sai ? (vì gây nguy hiểm, hỏng mắt)
- Cô cho trẻ sờ và nhận xét ống vòi uống sữa.( ống sữa nhọn, sắc)
- Vậy hằng ngày các con có được lấy vòi sữa hoặc các vật nhọn chọc vào mắt bạn không?
- Khi uống sữa xong thì các con phải làm gì? (bỏ vào giỏ rác)
- Đúng rồi các con ạ! Hằng ngày các con không được lấy các vật nhọn chọc vào mắt bạn vì đôi mắt là dùng để nhìn và khi các con
uống sữa xong thì các con phải biết bỏ vào giỏ rác các con nhớ chưa nào?
* Hình ảnh: :1 bạn dùng kéo cắt tóc bạn
- Các con nhìn xem các bạn đang làm gì?
- Con có nhận xét gì về việc làm của ban? ( Bạn làm sai)
- Theo các con ở lớp kéo dùng để làm gì? ( để cắt giấy, hoa)
- Vậy kéo nếu không sử dụng đúng cách có thể gây guy hiểm như thế nào? (gây chảy máu, đứt tay….)
- Cho trẻ quan sát cái kéo?
- Các con ạ, kéo dùng để cắt các hình vẽ, cắt giấy theo yêu cầu của cô chứ các con không được dùng kéo cắt tóc bạn và khi cắt xong các con phải cất cẩn thận không cầm kéo đuổi nhau các con nhớ chưa nào?
- Khi lỡ không may các con dùng kéo bị đứt tay thì các con phải làm gì?
* Cho trẻ về đội hình chữ U (phút thể dục)
* Vi deo : Trẻ cầm phích cắm vào ổ điện:
- Các con vừa được xem video gì?
- Con có nhận xét gì về việc bạn cần phích cắm vào ổ điện? (Bạn làm sai)
- Tại sao con nghĩ việc làm đó là sai? (bị điện giật)
- Vậy khi muốn dùng quạt điện, tivi hay 1 đồ dùng mà chưa cắm điện thì các con phải làm sao? (nhờ người lớn tuổi)
- Giáo dục trẻ tuyệt đối không được chạm vào bất cứ một nguồn điện nào (Ổ cắm, công tắc, dây điện,...).
* Hình ảnh: 2 bạn đang chơi chất tẩy rửa
- Hình ảnh bạn đang làm gì đây các con ?
- Bạn làm như thế đúng hay sai, vì sao sai?
- Theo các con những đồ dùng này để làm gì?
- Thế các con có được cho vào miệng không? Vì sao?
- À! Đúng rồi các con à bột giặt, nước lau sàn đó là những chất tẩy rửa các con không được lấy chơi, hay cho vào miềng những đồ dùng này chỉ được người lớn sử dụng, các con không được dùng vì chúng gây nguy hiểm cho cơ thể.
* Cho trẻ tìm hiểu thêm ở trong lớp: kệ tủ, đồ dùng hột hạt.dao đất năn, dây chun cột tóc.
*Mở rộng kiến thức: Các con ạ, không những chỉ có đồ dùng đồ chơi trong lớp gây nguy hiểm đâu mà ra ngoài sân trường các con cũng phải cẩn thận khi chơi với các đồ chơi ngoài trời.
* Giáo dục: Qua bài học này giúp chúng ta biết cách phòng tránh được một số đồ dùng, đồ chơi sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân chúng ta như các con không được chọc vòi sữa vào mắt bạn, không được chơi với các đồ chơi nhọn, sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đúng cách và tránh những đồ chơi nguy hiểm các con nhớ chưa nào
Hoạt động 3: Trò chơi cũng cố
+ Trò chơi 1: thi xem đội nào nhanh.
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là nhanh chân lên gắn những hình ảnh gây nguy hiểm, bạn đầu hang lên gắn xong chạy về cuối hang đứng bạn tiếp theo tiếp tục cứ thế lần lợt.
- Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều tranh đội đó chiến thắng.Thời gian kết thúc đoạn nhạc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Kết thúc cô nhận xét, động viên trẻ
Hoạt động 4: Kết thúc Cô cho cả lớp đứng dậy hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
Tác giả bài viết: Ngô Thị Nguyệt
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: