Giáo án DÁN CON LẬT ĐẬT - Chủ đề trường mầm non (lớp 3 - 4 tuổi)
1- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Củng cố biểu tượng về hình tròn, màu sắc: xanh, đỏ, vàng.
- Trẻ biết cách trang trí con lật đật.
- Trẻ dán được con lật đật theo mẫu và yêu cầu của cô.
2. Kĩ năng
- Cung cấp kĩ năng xếp – dán các hình tròn to, hình tròn nhỏ thành con lật đật
- Luyện kĩ năng dán, bôi hồ.
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ biết yêu quý, tôn trọng sản phẩm tạo hình của mình, của bạn.
II - CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Tranh dân con lật đật khổ A3.
- Giấy nền, hồ dán, giấy màu, các hình tròn to, nhỏ được cất sẵn.
- Một con lật đật.
- Bàng, bút màu, giá treo sản phẩm.
2. Đồ dùng của trẻ
- Giấy nền, hồ dân, giấy màu, các hình tròn to, nhỏ cất sản.
- Bút chì màu.
III – CÁCH TIÊN HÀNH
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thủ
Cô và trẻ hát bải Châu đi mẫu giáo, nhạc và lời: Phạm
Thanh Hưng
Cô hỏi trẻ:
- Các cháu vừa hát bài gi? Bải hát nói về điều gi?
2. Nội dung
2.1. Quan sát và đàm thoại về vật thật, mẫu dán sẵn của cô
• Vật thật
Cô giáo: Có một bạn nhỏ đến thăm lớp ta đấy! Các cháu nhìn xem bạn nhỏ đó là ai nào?
- Lật đật được làm bằng những hình gi?
Đầu và mình lật đật như thể nào? Phần nào to hơn?
Phần nào bé hơn?
Tay lật đật thế nào?
- Bây giờ, cô sẽ dạy các cháu cách dán con lật đật nhé!
• Tranh mẫu
Cô đưa tranh mẫu cô đã dán.
- Đây là tranh gi? Cô làm thể nào để có bức tranh này?
- Đầu, mình, tay con lật đật là gi?
- Các hình tròn như thế nào với nhau? Có bằng nhau không? Hình tròn nào lớn nhất?
- Hình tròn to nhất có màu gì?
- Hình tròn to nhất dán ở dưới để làm gì ?
- Hình tròn nhỏ hơn dán ở trên để làm gì ?
- Hai hình tròn nhỏ nhất dán ở hai bên để làm gì?
Cô kết luận: Con lật đật được dán bằng các hình tròn. Các hinh tròn to, nhỏ, không bằng nhau. Hinh tròn to nhất để làm thân lật đất, hình tròn nhỏ hơn làm đầu, hai hình tròn nhỏ nhất có dán ở hai bên làm hai tay. Ngoài ra, cô còn vẽ thêm mắt, mũi, miệng cho lật đật nữa,
- Các cháu có muốn làm con lật đật giống như cô không?
2.2. Cô làm mẫu
Cô vừa làm mẫu vừa giải thích:
- Cô cẩm hinh tròn to nhất bằng tay trái, tay phải có cầm hồ dán, phết nhẹ vào mặt sau của hình tròn, cô miết hổ cho đều, sau đó dán hình tròn xuống giấy. Cô dán tiếp hình tròn nhỏ hơn để làm đầu lật đật.
- Để dán tay cho lật đật, cô cần đến mấy hình tròn
- Cô dán hai tay lật đật vào đâu?
- Cô đã dán xong con lật đật Để cho con lật đật thêm đẹp, thêm sinh động, cô dùng bút chi ve thêm mắt, mũi, mồm cho lật đật.
2.3. Trẻ thực hiện
Trong lúc trẻ hoạt động, cô quan sát, giúp đỡ những trẻ làm kém. Cô giải thích lại cho trẻ nếu cần thiết.
Cổ nhắc trẻ cách vẽ mắt, mũi, mồm cho lật đật.
2.4. Trưng bày sản phẩm
Cô nhận xét 2 - 3 bài đẹp nhất.
Cô động viên những trẻ làm chưa xong và đề nghị trẻ sẽ hoàn thiện vào thời gian khác.
Cô nhận xét chung.
3. Kết thúc
Cô cho trẻ vận động ngón tay nhẹ nhàng theo trò chơi
Bàn chải đánh răng của tôi.
Cách chơi: Trẻ ngôi thoải mái trên sàn nhà, nghe lời nói, quan sát và làm các động tác cùng cô.
Tôi có một bàn chải nhỏ (Giơ một ngón tay trỏ ra).
Tôi giữ nó cho thật chắc (Nắm chặt bàn tay vào).
Tôi đánh răng hằng ngày vào buổi sáng.
Và lần nữa trước khi đi ngủ (Sử dụng ngón tay trỏ và làm động tác đánh răng).
|
Trẻ trả lời.
- Một bạn lật đật
- Hình tròn.
- Đầu và thân lật đật đều là hình tròn Đầu lật đặt là hinh tròn nhỏ hơn, thân là hình tròn lớn hơn.
- Là 2 hình tròn nhỏ nhất.
- Cô cắt và dán.
- Hình tròn.Trẻ trả lời
- Làm thân lật đật
- Làm đầu lật đật
- Làm tay lật đật
- Hai hình tròn
Trẻ xếp các hình tròn và dán để tạo hình lật đật
Trẻ đem sản phẩm lên trưng bày
Trẻ tự nhận xét bài của mình, của bạn
Trẻ chơi trò chơi
|
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: