Giáo án tạo hình chủ đề quê hương đất nước - Dự thi giáo viên dạy giỏi
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI
NĂM HỌC: 2010 - 2011
Lĩnh vực: Giáo dục phát triển thẩm mỹ
Hoạt động: Tạo hình
Tên bài dạy: Vẽ theo ý thích chủ đề “ Quê hương đất nước”
- Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết vận dựng kỹ năng đã học để về quê hương đất nước theo trí tưởng tượng
- Biết 1 số cảnh đẹp quê hương đất nước
- Trẻ biết phối hợp các kỹ năng tạo hình để vẽ về Quê hương đất nước
- Trẻ yêu quý giữ gìn sản phẩm của mình, cảm nhận được vẻ đẹp của Quê hương đất nước và thêm yêu Quê hương đất nước.
- Chuẩn bị:
* Cô:
- Tranh gợi ý của cô: 3 tranh
+ Tranh 1: Phong cảnh miền núi
+ Tranh 2: Phong cảnh phố phường
+ Tranh 3: Phong cảnh cánh đồng lúa vàng
- Máy chiếu 1 số hình ảnh về quê hương đất nước
- 1 số bài hát nói về quê hương đất nước
* Trẻ:
- Sáp màu, giấy vẽ
- Hình thức tổ chức:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Chào mừng các con đến với chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ
- Trình chiếu các hình ảnh kèm theo lời giới thiệu
- Hình ảnh trước mắt các con đó là hình ảnh Cổng làng, có mái đình cây đa, có cổng dẫn lối vào đường quanh ngõ nhỏ........
( Cô lần lượt giới thiệu và đàm thoại cùng trẻ về nhừng bức tranh phong cảnh Quê hương đất nước)
- Cô giới thiệu về quê hương và giáo dục trẻ biết yêu và quý quê hương mình.
- Cô đọc câu thơ:
“ Quê hương là gì hả mẹ
mà Cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
2. Hoạt động 2: Quan sát tranh gợi ý.
- Cô giới thiệu những bức tranh cô đã vẽ được về phong cảnh quê hương đất nước.
- Cô đưa tranh và đàm thoại cùng trẻ
* Cô đưa tranh phong cảnh vẽ cánh đồng lúa vàng có các bạn nhỏ đang thả diều và có các bác nông dân đang gặt lúa
- Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô
- Bạn đã nhận xét bức tranh của Cô có cánh đồng lúa vàng, có các bạn nhỏ đang thả diều, có các bạn nông dân đang gặt lúa. đó là chính là bức tranh vẽ về đồng lúa phong cảnh Quê hương Việt Nam chúng ta đấy
* Cô đưa tranh vẽ phong cảnh Miền núi cho trẻ quan sát
- Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô
À bức tranh của cô có núi, có nhà , có dòng suối và có các bạn nông dân đang cuốc đất, đó là những hình nảh quen thuộc về miền núi chúng ta, và nơi cô và các các sinh sống cũng thuộc về miền núi đấy
* Cô đưa tranh vẽ phong cảnh đường phố
- Bạn nào có nhận xét gì về bức tranh của cô
- Quê hương không chỉ có đồng lúa chín vàng, mà còn có những con phố đông đúc xe cộ đi lại, có nhiều nhà cao tầng và có nhiều hàng cây xanh 2 bên đường.
- cho trẻ nói lại tên của những bức tranh trẻ vừa quan sat và đàm thoại
- Cô tổ chức hội thi vẽ tranh chủ đề “ Phong cảnh quê hương đất nước”
- Cô hỏi trẻ ý định vẽ
+ Con dự định vẽ gì?
+ Con sẽ vẽ như thế nào?
+ Để vẽ cho đẹp các con dùng các nét gì ?
- Cô khái quát lại: để vẽ được bức tranh về quê hương đất nước chúng mình dùng nét xiên, nét thẳng, và nét cong, muốn bức tranh vẽ được đẹp chúng mình tô màu thật đều và đẹp nhé.
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi và tổ chức hội thi
- Cô quan sát trẻ thực hiện, động viên khuyến khích trẻ.
- Trong quá trình trẻ vẽ cô kết hợp mở nhạc không lời, kết hợp quan sát, gợi mở nội dung
- Hội thi kết thúc.
- Cô treo tranh của trẻ để triển lãm
- Cô hát tặng trẻ bài hát “ Rừng Tuyên Quang in bóng Tân trào”
- Cho trẻ quan sát và nhận xét bài của nhau.
- Con thích bài nào nhất? vì sao?
- Bạn vẽ những gì?
+ Con đặt tên cho bức tranh của mình là gì.
Sau đó cô nhận xét tuyên dương trẻ
4. Hoạt động 4:
Cho trẻ chơi trò chơi “ Tập tầm vông”
Cho trẻ ra sân chơi.
|
- Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ chú ý quan sát và đàm thoại cùng cô
- Chú ý nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chú ý quan sát
- Có cánh đồng lúa vàng, có các bạn đang thả diều, có bac nông dân đang gặt lúa
- Có dãy núi, có nhà, có suối
- Có con đường,có nhà, có phương tiện giao thông, có cây.
- Tranh cánh đồng lúa, tranh miền núi, tranh đường phố ạ
- Con vẽ về miền núi ạ
- con dùng các nét xiên, nét cong nét tròn ạ.
- Trẻ vẽ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lên nhận xét bài của bạn
- Cánh đồng quê ạ
- Trẻ chơi trò chơi
|
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: