Giáo án kế hoạch khám phá lễ hội mùa xuân
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 20
Chủ đề nhánh 2: Lễ hội mùa xuân
Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 18/01 đến ngày 22/01/2016
Giáo viên thực hiện: Phạm Thị Bình.
Hoạt động 1: Đón trẻ.
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Nhắc nhở trẻ chào cô, chào bố mẹ.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, phối hợp với phụ huynh để chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe cho trẻ .
- Mở nhạc cho trẻ nghe một số bài thơ, bài hát có trong chủ đề.
Hoạt động 2: Trò chuyện.
- Cô cùng trẻ hát bài : “ Mùa xuân đến rồi”.
- Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát, về chủ đề.
- Hỏi trẻ bài hát gì? Bài hát nói đến mùa gì?
- Mùa xuân đến theo phong tục từ xưa đến nay nhân dân thường tổ chức những lễ hội gì?
- Cô cho trẻ kể nếu trẻ biết.
- Cô trình chiếu cho trẻ xem và trò chuyện cùng trẻ về một số lễ hội lớn được tổ chức và mùa xuân:
+ Lễ hội cồng chiêng:
- Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng tại Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước Việt Nam.
- Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình.
- Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng.
- Được tổ chức vào mùa xuân.
+ Hội chợ:
- Là nơi tổ chức các trò chơi dành cho người lớn, trẻ nhỏ...
- Là nơi để con người vui chơi, giải trí..
- Là nơi để buôn bán và quảng bá một số sản phẩm.
- Thường được tổ chức vào mùa xuân.
+ Lễ hội chùa hương:
- Hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành.
- Đây là một lễ hội lớn, cùng với lễ hội chùa Yên Tử và lễ hội chùa Bái Đính là những lễ hội gây được tiếng vang lớn ở miền Bắc, thể hiện ở sự quá tải số lượng các phật tử tham gia hành hương.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn phong tục tập quán của địa phương, tham gia lễ hội dành cho thiếu nhi để
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: