Giáo án tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể bé - Thông qua trò chơi dân gian
Chủ điểm: Bé tìm hiểu cơ thể.
Nội dung: Chơi trò chơi dân gian: “Dệt vải”, “Cưỡi ngựa nhong nhong”.
Lớp: Nhỡ 1
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Chủ điểm : Bé tìm hiểu cơ thể
Nội dung : Chơi trò chơi dân gian: “Dệt vải”
“Cưỡi ngựa nhong nhong”
Lớp : Nhỡ 1
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Trẻ nhớ tên trò chơi dân gian: “Dệt vải”, “Cưỡi ngựa nhong nhong”
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi và chơi được các trò chơi dân gian một cách nhanh nhẹn, khéo léo, hợp tác với bạn khi chơi.
- Trẻ được vui chơi thoải mái và đảm bảo an toàn trong khi chơi.
II. NỘI DUNG:
Chơi trò chơi dân gian: “Dệt vải”
“Cưỡi ngựa nhong nhong”
III. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm:
- Sân rộng, sạch sẽ, thoáng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
2. Đồ dùng:
- Đọc thuộc các lời đồng dao: Cưỡi ngựa nhong nhong
“Nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn
Nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ nhiều nhiều
Cho ngựa ông ăn
Nhong nhong nhong
Ngựa bà đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa bà ăn
Nhong nhong nhong
Ngựa bà đã về
Cắt cỏ nhiều nhiều
Cho ngựa bà ăn”
- Mỗi trẻ 1 tàu lá chuối hoặc 1 cây tre.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
* Thu hút trẻ:
- Tập trung trẻ, sắp đến ngày hội "Các trò chơi dân gian" rồi cô cháu mình sẽ cùng nhau chuẩn bị để tham gia vào ngày hội này. Các trò chơi dân gian nào mà các con đã được chơi hãy kể ra cùng cho cô và các bạn cùng nghe. Cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi dân gian: “Dệt vải”
* Tổ chức cho trẻ hoạt động:
a/ Trò chơi: “Dệt vải”
- Cô giới thiệu tên trò chơi “Dệt vải”
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Từng đôi một cầm tay nhau, đứng quay mặt vào nhau bàn tay phải của bạn này áp vào tay trái của bạn kia. Khi chơi đẩy hai tay phía này ra thì hai tay bên kia đẩy lại theo nhịp đọc từng tiếng của lời ca trên. Mỗi tiếng là 1 nhịp đẩy, vừa chơi vừa đọc đồng dao: Dệt vải
“Dích dắc dích dắc
Khung cửi mắc vo
Xâu go từng sợi
Chân mẹ đạp vội
Chân mẹ đạp vàng
Mặt vải mịn màng
Gánh ì gánh nặng
Đến mai trời nắng
Đem ra mà phơi
Đến mai đẹp trời
Đem ra may áo
Dích dắc dích dắc"
+ Luật chơi: Hai bàn tay áp vào với nhau khi chơi.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Cô và trẻ cùng nhận xét sau khi chơi.
b/ Trò chơi: “Cưỡi ngựa nhong nhong”
- Hôm trước cô đã cho các bạn đọc bài đồng dao: “Cưỡi ngựa nhong nhong”. Cô cháu mình cùng đọc lại bài đồng dao này.
- Hôm nay, cô thấy các bạn đã thuộc rồi cô sẽ hướng dẫn cho các con chơi 1 trò chơi dân gian mới từ bài đồng dao: “Cưỡi ngựa nhong nhong”.
- Cô xuất hiện với trang phục, mũ và phi ngựa. Hỏi trẻ:
+ Cô đang làm gì?
- Cô giới thiệu tên trò chơi: “Cưỡi ngựa nhong nhong”
+ Cách chơi: Mỗi trẻ có 1 cây tre hoặc 1 tàu lá chuối, buộc dây ở đầu làm
dây cương làm con ngựa. Một tay giữ ngựa của mình 1 tay giữ dây cương. Khi có lệnh "chạy" thì cùng chạy lên phía trước, vừa cưỡi ngựa vừa đọc đồng dao “Cưỡi ngựa nhong nhong”:
“Nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa ông ăn
Nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ nhiều nhiều
Cho ngựa ông ăn
Nhong nhong nhong
Ngựa bà đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngựa bà ăn
Nhong nhong nhong
Ngựa bà đã về
Cắt cỏ nhiều nhiều
Cho ngựa bà ăn”
+ Luật chơi: Phải vừa cưỡi ngựa vừa đọc lời ca.
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cô (trẻ) làm mẫu
- Cho trẻ chơi thử.
- Cho cả lớp chơi 1- 2 lần.
- Chia lớp thành 3 đội thi đua.
- Cho 3 đội cử ra mỗi đội 1 nhóm thi đua xem ai cưỡi ngựa về đích trước.
- Giáo dục trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, tự tin, hợp tác qua các trò chơi.
- Cô và trẻ cùng nhận xét sau khi chơi.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ hoạt động của trẻ: Tuyên dương, khen ngợi những trẻ tích cực, động viên những trẻ chưa tích cực.
- Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ dùng.
Video lớp học thực tế
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: