Khám phá 4 sự thật về cơ thể người ai cũng tưởng là đúng mà hóa ra sai tuyệt đối
Có phải đến bây giờ bạn vẫn tin rằng dấu vân tay là độc nhất vô nhị?
Bạn biết không, con người luôn có xu hướng chia sẻ những thông tin mà chẳng cần kiểm chứng, chỉ cần nghe hợp logic và bản thân họ tin vào điều đó. Và qua thời gian, những thông tin sai lệch ấy trở thành quan niệm cố hữu, được xem là sự thật bất di bất dịch, dù có thể nó không hề đúng một chút nào.
Các thông tin về cơ thể của chúng ta cũng vậy. Có những thông tin tưởng như đúng tuyệt đối, nhưng hóa ra đã được khoa học bác bỏ từ lâu mà rất ít người biết đến.
1. Vân tay là độc nhất vô nhị
Năm 1888, bác sĩ người Scotland Henry Faulds lần đầu tiên xác nhận rằng mỗi người trong chúng ta có một bộ vân tay riêng biệt. Và kể từ đó, vân tay đã luôn đóng vai trò quan trọng đối với ngành pháp y và điều tra phá án, là bằng chứng không thể chối bỏ trong rất nhiều trường hợp.
Nhưng có một sự thật là khoa học thực chất chưa từng kết luận được tính độc nhất của từng bộ vân tay trên Trái đất này. Chính xác hơn là không thể.
"Chúng ta thực sự không thể chứng minh được là không có 2 bộ vân tay hoàn toàn giống nhau," - trích lời Mike Silverman, chuyên gia giải phẫu tại Anh Quốc. "Tỉ lệ nhỏ thôi, nhưng cũng giống như chơi xổ số ấy, người ta vẫn thắng cuộc mà."
Nói cách khác, vân tay vẫn có sai số. Năm 2005, nghiên cứu của chuyên gia tội phạm học Simon Cole từ ĐH California, Irvine đã cho thấy có ít nhất 22 trường hợp dấu vân tay gây ra oan sai trong lịch sử luật pháp Hoa Kỳ.
2. Chỉ những người có gene đặc biệt mới uốn được lưỡi
Dĩ nhiên đây là một quan niệm sai, nhưng mọi thứ đều có lý do. Nó bắt nguồn từ nghiên cứu của nhà di truyền học Alfred Sturtevant năm 1940, trong đó nêu rằng cha mẹ có khả năng cuộn lưỡi thì con cái cũng có thể làm được như vậy.
[caption id="attachment_5673" align="aligncenter" width="1024"] Giống thế này[/caption]
Tuy nhiên 12 năm sau, một nhà di truyền học khác là Philip Matlock đã bác bỏ kết luận của Sturtevant. Ông đã quan sát rồi so sánh 33 cặp song sinh, và phát hiện ra rằng có 7 cặp chỉ 1 người cuộn được lưỡi thôi.
Vấn đề là ở chỗ bộ gene của anh em sinh đôi thì gần như tương đồng hoàn toàn, nên rõ ràng yếu tố di truyền không hề liên quan. Chỉ tiếc là quan niệm này đã ăn quá sâu, đến nỗi tận giờ phút này vẫn có người tin rằng khả năng cuộn được lưỡi của họ là hết sức đặc biệt.
3. Con người chỉ có 5 giác quan
Con người có 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác. Quan niệm này do triết gia Aristotle đưa ra vào năm 350 TCN, và vẫn còn được áp dụng như một sự thật bất di bất dịch vào ngày nay.
Quan niệm này cũng không hại gì, chỉ là giờ nó không còn chính xác nữa. Trên thực tế, khoa học đã chứng minh rằng giác quan của chúng ta lớn hơn con số 5 rất nhiều - có thể lên đến 30. Ví dụ như cảm giác thăng bằng (equilibrioception), giác quan nhiệt độ (thermoception), giác quan chuyển động (kinaesthesia)...
Cảm giác khát nước của bạn cũng là một giác quan. Nó là một trong những giác quan hết sức cần thiết để con người có thể sinh tồn.
4. Tóc và móng tay vẫn mọc sau khi chết
Nếu chăm xem phim kinh dị thời xưa thì bạn sẽ chẳng lạ gì quan niệm này. Người xưa cho rằng ngay cả khi chúng ta chết đi, móng tay và tóc vẫn sẽ mọc dài ra. Nhưng khoa học từ lâu đã bác bỏ thông tin này rồi, bởi lẽ để tóc mọc lên, cơ thể phải sản sinh ra thêm tế bào mới - điều không thể khi chúng ta đã chết.
Dù vậy, một số người vẫn quả quyết rằng họ thấy tóc người chết mọc dài ra, như tác giả Erich Remarque vào năm 1929. Sự thật là họ cũng không nói dối, chỉ là bị nhầm bởi một hiện tượng ảo thị thôi.
Nguyên do là bởi dù móng tay và tóc không thể mọc thêm, nhưng da thì co lại vì mất nước. Điều này vô tình khiến gốc tóc và móng tay lộ ra, tạo cảm giác chúng vẫn tiếp tục mọc dài.
Tham khảo: Science Alert
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: