Kinh nghiệm giải quyết các “vấn đề” trong trường học
Bạn cũng có thể là một giáo viên mới trong khi học sinh và phụ huynh có “niềm vui” là thử thách bạn. Cũng có thể bạn đang gặp khó khăn vì phải làm việc với một đồng nghiệp hay một hiệu trưởng khó tính.
Đây là một đề tài không hề dễ dàng để giải quyết bởi tính phức tạp của nó. Bạn có thể là giáo viên thực tập làm việc với giáo viên hướng dẫn. Bạn cũng có thể là một giáo viên mới trong khi học sinh và phụ huynh có “niềm vui” là thử thách bạn. Cũng có thể bạn đang gặp khó khăn vì phải làm việc với một đồng nghiệp hay một hiệu trưởng khó tính. Vô số những tình huống phức tạp có thể phát sinh trong trường học. Tôi không thể đưa ra những câu trả lời cụ thể cho mỗi một tình huống, thay vào đó, dưới đây là một vài ý tưởng về những cách để giúp bạn vượt qua những lần đó với thái độ kiên định.
Xác định vấn đề
Trước tiên, bạn đã thực sự xác định được vấn đề? Thỉnh thoảng, các vấn đề trở nên đơn giản hơn khi chúng ta liên tục xem lại chúng. Vấn đề của bạn với người đó là gì? Liệt kê rõ ràng từng vấn đề bạn đang phải đối mặt vào một tờ giấy. Đừng cố gắng liệt kê nó trong đầu bạn. Viết ra (các) vấn đề sẽ giúp làm rõ tình hình. Đó có phải là tính cách thất thường hay thái độ và hành động của một người đặc biệt mà gây khó dễ cho bạn? Bạn đang phải đối mặt với những khó khăn gì vì hành động và / hoặc thái độ đó?
Với những tính cách thất thường, ví dụ như một học sinh có hành vi sai trái nhưng em đó không cố ý làm cho bạn tổn thương. Nếu trong trường hợp, bạn vừa tiếp xúc với một người và ngay lập tức thầy mất cảm tình vì một lý do không rõ ràng, thậm chí tất cả mọi thứ họ làm đều khiến bạn cảm thấy khó chịu. Nếu đúng như vậy, bạn cần dành thời gian để suy nghĩ về thái độ của chính bản thân mình đối với học sinh đó. Vấn đề có thực sự nghiêm trọng hay bạn chỉ đang nhận thức và cảm giác theo bản năng của mình? Hãy dành thời gian để suy nghĩ về những gì bạn có thể làm để tránh hậu quả không đáng có.
Nếu hành động và thái độ của một ai đó gây khó khăn cho bạn trong môi trường làm việc, bạn cần xác định từng hành vi một. Một khi bạn có danh sách, đọc kĩ nó, và xác định xem mỗi vấn đề là gì? và bạn có thể giải quyết được nó hay không. Bạn có thể làm gì để giải quyết vấn đề? Sự việc có thể giải quyết kịp thời không? Bằng cách xác định vấn đề, bạn có thể nắm bắt nó rõ ràng hơn và tìm ra giải pháp tốt hơn.
Kiểm tra niềm tin và hành động của bạn
Thứ hai, thái độ và hành vi của bạn ảnh hưởng đến vấn đề như thế nào? Bạn có đang phóng đại vấn đề thông qua phản ứng và phản ứng của bạn? Thái độ của bạn ảnh hưởng đến người khác như thế nào? Bạn có thể hành động theo những gì mình nghĩ, nhưng điều đó sẽ ảnh hưởng đến quan hệ của bạn với người đó như thế nào?
Ví dụ: hiệu trưởng gây khó dễ cho bạn vì bạn đến nơi làm việc lúc 7:50 thay vì 7:45 như theo nội quy? (trong khi các lớp học bắt đầu lúc 8:10 và giáo viên bắt buộc phải ở trường trước 8 giờ sáng). Việc hiệu trưởng nhắc nhở bạn chỉ để xác nhận về quyền lực của hiệu trưởng? Nếu bạn không thể kiểm soát được cách ứng xử của mình, rất có thể câu chuyện sẽ ngày càng căng thẳng hơn. Liệu rằng 5 phút đó có đáng giá để xảy ra tranh cãi kéo dài với hiệu trưởng không?
Một khi bạn đã xác định được vấn đề và thái độ và hành động của bạn ảnh hưởng tới nó như thế nào, bạn có cơ hội để tìm kiếm giải pháp hoàn hảo. Bạn có thể thay đổi gì trong thái độ của mình để giúp giải quyết vấn đề? Liệu một thái độ tích cực hơn đối với người ấy cuối cùng sẽ giải quyết được vấn đề? Điều gì bạn có thể thực hiện để giảm áp lực trong tình hình ấy để vấn đề đó có thể được giải quyết? Một vấn đề nhỏ có thể nâng lên từng bậc thành một vấn đề lớn chỉ đơn giản bởi vì mỗi người đang làm hết sức mình để khiến người kia tức giận.
Làm việc với người khác
Thứ ba, hãy tuân theo nguyên tắc vàng: “Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Bạn muốn được đối xử thế nào thì hãy đối xử với người khác như vậy. Thái độ đó có thể góp phần giải quyết các vấn đề và kết quả có thể xảy ra. Ngay cả khi có người khác đang đối xử tệ với bạn, hãy dùng thái độ ngược lại và tỏ ra vui vẻ với người đó. Đó là một lời khuyên mà mẹ đã cho tôi cách đây rất lâu khi tôi bị kéo vào cuộc xung đột với một người bạn cùng lớp (lúc 10 tuổi). Bà đã nói rằng nếu tôi đối xử tốt với người bạn đó, có thể ngay lúc đó cô ấy sẽ phát khùng lên. Những cuối cùng, chắc chắn cô ấy sẽ ngừng việc điên rồ đó lại. Hai tháng sau, những gì xảy ra đã chứng minh bà nói đúng. Tôi biết rằng, việc đối xử tốt với cô ấy khiến tôi không được thoải mái cho lắm vì cô ấy quấy rầy tôi trong khi tôi vẫn cố mỉm cười, chào và vui vẻ với cô ấy. Nhưng sau này, cho dù chúng tôi không trở thành bạn bè, nhưng ít nhất là cô ấy đã dừng lại thái độ không mấy thân thiện với tôi.
Bây giờ, bạn có thể nói với chính mình, tất cả mọi chuyện đã ổn, nhưng cô ấy vẫn không hiểu được những gì tôi làm. Đúng rồi. Tôi không biết những gì bạn đang phải chịu đựng ngay bây giờ. Nhưng tôi biết chắc chắn bạn sẽ không có cách nào khác để thay đổi tình trạng hiện tại. Vì vậy, cách tốt nhất bạn có thể làm là duy trì thái độ tích cực. Tôi không nói đó là một điều dễ dàng để thực hiện, nhưng nó có thể là tất cả những gì có thể làm. Trong khi những người khác có thể làm tổn thương chúng ta với thái độ và hành động của họ, họ không thể ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta trừ khi chúng ta cho phép họ làm vậy. Một tình huống khó khăn chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn khi chúng ta tự suy nghĩ theo cách tiêu cực.
Hãy tự động viên chính mình
Thứ tư, khi bạn bắt đầu cảm thấy không vui về một tình huống, hãy liệt kê tất cả những gì tốt mà bạn đã và đang thực hiện trong vai trò của một giáo viên. Lập danh sách những người quan tâm đến bạn và yêu bạn. Lập danh sách bạn bè, đồng nghiệp và học trò mà bạn có mối quan hệ tốt. Tập trung vào điều tích cực trong cuộc sống của bạn chứ không phải là điều tiêu cực. Chia sẻ cảm xúc với bạn bè và gia đình và yêu cầu họ lắng nghe mà không cố gắng giải quyết vấn đề. Tìm đến một vai mà bạn có thể khóc. Xem một bộ phim về một giáo viên đã vượt qua được những thách thức và tình huống khó khăn và bạn được truyền cảm hứng để làm như vậy.
Tìm một nhóm thứ ba trung lập
Thứ năm, nếu có thể, hãy nói chuyện với chuyên gia tư vấn hoặc ban giám hiệu về vấn đề của bạn. Bạn cần nói chuyện với ai đó có khả năng để giúp bạn giải quyết vấn đề khi bạn không thể tự mình làm được. Nếu nguyên nhân của vấn đề xảy ra là do chính hiệu trưởng hay một thành viên của Ban giám hiệu, bạn có thể phải nói chuyện với một đồng nghiệp khác của bạn. Sự tham gia của người thứ ba có thể giúp bạn có được một điểm nhìn khách quan hơn. Người đó có thể thấy giải pháp vượt qua tầm hiểu biết của bạn. Nếu bạn đang gặp vấn đề không hay với đồng nghiệp, Ban giám hiệu cũng có thể giúp bạn giải quyết tình huống. Đừng cố gắng giải quyết một mình. Có nhiều phương pháp hỗ trợ có sẵn để trợ giúp bạn. Tận dụng lợi thế của họ, đặc biệt nếu để vấn đề leo thang sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn.
Bạn có thể nhìn lại tình hình và tự nói với bản thân, tôi đã làm hết sức trong thời gian đó. Tôi vẫn đối xử với người đó với thái độ tôn trọng và tích cực. Tôi làm những gì tôi cho là đúng. Nếu bạn thực hiện được điều đó, chắc chắn bạn sẽ vượt qua được tình huống khó khăn bằng kết quả mỹ mãn. Bạn đã chỉ ra rằng bạn có thể dũng cảm vượt qua bão tố và giữ cho bản thân vững vàng hơn là bị ảnh hưởng bởi một người có thái độ tiêu cực. Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những tình huống khó khăn trong công việc và trong cuộc sống. Chìa khóa – và thách thức là làm thế nào để chúng ta tự kiểm soát bản thân khi ở trong những tình huống đó để chúng ta trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn.
Nguyễn Vĩnh Thụy dịch
(Nguồn: Education World® 2017 Education World)
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: