Làm gì khi con không tập trung làm bài tập về nhà ?
Khi trẻ làm bài tập về nhà, viết vài chữ rồi lại ngừng và cha mẹ không hiểu trẻ đang nghĩ gì nữa. Trong lúc làm bài tập về nhà trẻ vừa làm vừa có rất nhiều hành động khác như tìm tẩy, uống nước… không chịu ngồi im viết bài .Có khi đoạn này viết xong rồi, đoạn sau lại viết lại. Không chỉ môn tiếng việt, tiếng Anh, toán và các môn khác cũng thế. Rất nhiều lần vì sự cẩu thả mà trẻ viết sai, viết nguệch ngoạc, có những đề bài rõ ràng là biết làm nhưng khi làm xong kiểm tra lại thấy sai. Dưới đây là 4 lời khuyên giúp trẻ tập trung làm bài.
Bài 1: Huấn luyện một phút đặc biệt:
1. Rèn việc tính toán trong một phút: chuẩn bị hàng chục phép tính công và trừ đơn giản (phụ thuộc vào cấp độ và độ khó khác nhau). Đặt một phút xem trẻ có thể làm được bao nhiêu câu hỏi để trẻ biết rằng bản thân có thể làm được nhiều câu hỏi nhỏ trong vòng một phút. Vây tại sao khi làm bài tập về nhà có khi không thể viết được một câu hỏi nhỏ trong vòng vài phút.
2. Rèn một phút viết từ: tìm những từ khó có nhiều âm, yêu cầu trẻ viết xem trong vòng một phút trẻ có thể viết được bao nhiêu từ. Ghi lại mỗi lần viết và so sánh giữa mỗi lần.
3. Rèn viết số trong một phút: trong lớp học có một học sinh viết số rất chậm. Giáo viên dạy toán đã yêu cầu cậu học sinh viết lại dãy số “0123456789” trong một phút mỗi ngày. Viết dãy số trong một phút và đếm xem viết được bao nhiêu cụm. Và sau vài ngày thành tích viết nhanh của cậu học sinh đã tăng lên đáng kể. Lúc đầu trong 1 phút viết được 5 cụm và đã tăng lên 9 cụm trong một phút.
Bạn có thể nghĩ ra thêm một số trò chơi trong vòng một phút. Ví dụ đeo nút trong vòng 1 phút ( cách này có thể điều trị nhược thị).
Rèn luyện trong vòng 1 phút, mỗi ngày làm 3-5 lần. Chú ý ghi điểm số của trẻ trong mỗi lần thực hiện và so sánh kết quả. Thời gian thực hành tốt nhất là liên tục trong một tuần.
Việc luyện như trên khiến cho trẻ có “cảm giác 1 phút”, nhiều trẻ đã quen đến mức không cần nhìn đồng hồ đã có thể ước tính thời gian một phút. Những bài tập rèn luyện này giúp trẻ trải nghiệm sự quý giá của thời gian. Trẻ sẽ hiểu trong vòng một phút có thể làm được rất nhiều việc nếu biết trân trọng thời gian. Với một khoảng thời gian ngắn trẻ có thể cảm thấy không có việc gì là không thể và thay vào đó sẽ nắm bắt thời gian “biến bài tập thành số không” hoàn thành bài tập về nhà.
Bài 2: Ngừng thúc giục, kiên trì khen ngợi.
Khi trẻ làm việc, nhiều cha mẹ thích la hét và không ngừng thúc giục, kết quả là càng thúc giục tác phong càng lề mề và kết quả cha mẹ càng tức giận, sau đó là sự bối rối vô tận. Trong sự bối rối đó, hành vi của trẻ không được cải thiện thay vào đó là mâu thuẫn xuất hiện, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái càng xấu đi. Một số trẻ sau khi bị mắng, bản thân cảm thấy bị trừng phạt nên càng không muốn cải thiện hành vi chậm trễ của mình. Một số trẻ còn cố ý nóng nảy để kích thích cha mẹ. Bởi vì, những lời trách mắng liên tiếp chỉ truyền tới một thông điệp “ngoài những lời mắng mỏ ra, tôi bất lực trước những hành động của bạn.” Đó là hành vi cha mẹ che đậy sự thất vọng của mình sau khi bất lực. Một số trẻ mất tự tin khi bị la mắng, lần sau khi đối diện với vấn đề này vẫn do dự, trì hoãn không dám làm và thời gian vẫn bị lãng phí.
Do đó nên ngừng thúc giục, ngừng la mắng
Hãy khen ngợi trẻ và nhấn mạnh vào lời khen
Có thể cha mẹ đưa cho trẻ một vài câu hỏi đơn giản ngay từ đầu, cho trẻ 1-2 phút, trẻ sẽ làm nhanh và cha mẹ nên khen ngợi “ ui cha, chưa đến một phút, nhanh thật đấy…”Tóm lại hàng ngày trẻ làm việc gì nhanh cũng nên biếu dương “ Dạo này thu dọn sách vở nhanh hơn nhiều rồi đấy!” “ Dạo này làm toán nhanh hơn nhiều”… Nhưng cha mẹ đừng nói “Dạo này mặc quần áo nhanh hơn rồi đấy, nếu làm bài tập nhanh như thế càng tốt.” Chỉ khen ngợi đừng nhắc đến việc làm chưa tốt. Qua việc khen ngợi, trẻ sẽ nghĩ “nhanh” là động lực để kích thích và sự tự tin được tăng cường.
Bài 3: Tiết kiệm thời gian do trẻ tự do kiểm soát
Một số phụ huynh thích ra thêm bài tập về nhà cho trẻ. Ví dụ khi trẻ hoàn thành bài tập về nhà do giáo viên giao, phụ huynh lại giao thêm một số bài tập tiếng Anh, khi trẻ làm xong bài tập tiếng Anh, lại được giao thêm bài tập toán.. Tóm lại, cha mẹ luôn sắp xếp khá đủ bài tập cho trẻ. Trẻ sẽ nhìn ngay ra vấn đề, nếu có thời gian rảnh cha mẹ sẽ giao thêm bài tập. Do đó, trẻ sẽ có những biện pháp đối phó, vừa làm bài tập vừa chơi, như thế sẽ kéo dài thời gian, trẻ không làm xong bài tập cô giáo giao thì cha mẹ sẽ không giao thêm bài tập. Tóm lại, bằng cách phản ứng tiêu cực trẻ thoát khỏi nhiệm vụ học thêm bên ngoài, làm mất đi khái niệm về thời gian quý báu, suy yếu khái niệm về thời gian.
Cách xử lý: hàng ngày cha mẹ ước tính số lượng bài tập cô giáo giao và bài tập làm thêm mà cha mẹ giao. Ước tính những bài tập cần phải hoàn thành trong khoảng thời gian bao nhiêu lâu. Trước khi trẻ làm bài tập về nhà, hãy yêu cầu trẻ nhắc lại toàn bộ bài tập mà trẻ phải hoàn thành trong ngày hôm đó. Căn cứ vào lượng bài tập trên lớp mà cha mẹ giao bài cho hợp lý. Để trẻ chuẩn bị đầy đủ các tài liệu liên quan đến bài tập như từ điển, bút, vở, mực..cả nước uống để cạnh đó tránh làm gián đoạn đến việc làm bài tập. Sau đó cùng trẻ ước lượng thời gian cần thiết để hoàn thành bài tập (đặt thời gian chung và thời gian tối đa). Thông báo cho trẻ hoàn thành bài tập trước thời gian đã định và ghi lại thời gian bắt đầu làm bài. Ví dụ thời gian làm bài là 60 phút, nếu trẻ làm xong trước 60 phút thì khoảng thời gian còn lại sẽ cho trẻ tự quyết định làm gì mình thích, chơi trò chơi, tập thể dục, đọc cuốn sách trẻ thích hoặc chơi cùng bố mẹ… Nếu hết thời gian quy định mà trẻ vẫn chưa làm xong bài thì coi như trẻ chưa làm gì cả và sẽ bị phạt (ví dụ như không được đến trường). Điều này giống như bài kiểm tra thông thường của trẻ. Nếu trong thời gian quy định trẻ chưa viết xong cũng thể viết tiếp được nữa và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập. Cha mẹ có thể dùng một số ví dụ trong thực tế cuộc sống để giải thích cho trẻ hiểu được hậu quả của sự chậm trễ như công việc nếu như không hoàn thành trong thời gian quy định thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Như các nhà máy sản xuất phải bồi thường cho khách hàng về tất cả các thiệt hại kinh tế do không hoàn thành đơn đặt hàng của khách hàng trong thời gian quy định và những sản phẩm đã hoàn thành đều không được tính. Thời gian đã quy định rồi thì phải tận dụng thời gian để hoàn thành bài tập và nếu hoàn thành bài tập sớm thì còn có thời gian để chơi.
Bài 4: Rèn luyện thói quen trong cuộc sống hàng ngày: học cách sắp xếp, phân loại
Có phụ huynh cho biết, con gái họ sáng nào cũng mất 10 phút để tìm tất và mất thêm 10 phút để đi được đôi tất vào chân. Có rất nhiều giáo viên cũng than phiền học sinh trong lớp cũng mất nhiều thời gian để tìm đồ dùng học tập, sắp xếp sách vở… Thực tế là điều này hoàn toàn không thể đổ lỗi cho học sinh mà một phần lỗi do cha mẹ. Nhiều cha mẹ đã nói: “Con chỉ cần lo việc học, mọi việc khác để bố mẹ lo.” Nhân danh tình yêu, các bậc cha mẹ đã làm hết việc mà trẻ phải làm, quần áo bẩn có người giặt, có người gấp và cho vào tủ và trẻ mất đi cơ hội được thực hành làm việc. Kinh nghiệm cần phải tích lũy và nhiều năng lực bị bỏ lỡ khi đi qua khoảng thời gian rèn luyện tốt nhất. Đừng ảo tưởng rằng khi trẻ lớn lên trẻ có thể tự làm.
Đặt đồ vật đúng nơi quy định, khi dùng xong phải để lại chỗ cũ, sắp xếp nơi để đồ đạc, mọi thứ đều phải lên kế hoạch và định kỳ làm sạch đồ đạc… đó chính là tiết kiệm thời gian.
Không có gì quan trọng hơn thời gian. Thời gian có thể tạo nên sự giàu có nhưng sự giàu có lại không đổi ra thời gian. Trẻ em học được cách quản lý thời gian là trẻ có sự giàu có và hạnh phúc.
----------------------
Mình lược dịch bài viết từ trang xsc.gaofen.com, các mẹ tham khảo nhé.
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: