Tiêu chuẩn Mil-STD 810G là gì?
Tiêu chuẩn Mil-STD 810G là gì?
Tiêu chuẩn độ bền Mil-STD 810G được phát triển từ Mil-STD 810 vốn được Bộ Quốc phòng Mỹ tạo ra những năm 1960 để áp dụng vào các loại đồ đạc được sử dụng ngoài chiến trường. Để đạt chuẩn này, thiết bị phải “sống sót” qua khoảng 28 lần thử nghiệm liên tục trong các điều kiện khắc nghiệt như hoạt động trong nhiệt độ cao, rung lắc lớn và rơi từ trên cao xuống.
Trên thực tế, thật khó để một chiếc Bộ Đàm nào đạt được đủ yêu cầu trong 800 trang giấy của bộ tiêu chuẩn này, đặc biệt là với những chiếc ultrabook hiện nay (Mà HP Elitebook Folio 9470M là một ví dụ). Tuy nhiên, chỉ cần chiếc máy đạt một số tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn Mil-STD 810G là bạn có thể yên tâm vận hành chiếc máy của mình trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
8 phương pháp thử sau đây thường được các nhà sản xuất áp dụng để cho ra đời một chiếc máy tính có độ bền siêu khủng:
Phương pháp 500.5 – Áp suất thấp: phương pháp này được thưc hiện trong một căn phòng có áp suất thấp để xác định thiết bị liệu có hoạt động hiệu quả trong môi trường áp suất thấp và khả năng chịu đựng sự thay đổi áp suất đột ngột.
Phương pháp 501.5 – Nhiệt độ cao: kiểm tra hiệu suất hoạt động của máy tính trong môi trường có nhiệt độ cao và độ nhạy của các hoạt động giao tiếp bình thường như kết nối thiết bị, rê phím trackpad, gõ bàn phím …
Phương pháp 502.5 – Nhiệt độ thấp: tương tự như phương pháp nhiệt độ cao, người ta kiểm tra độ ổn định của hoạt động của máy tính trong môi trường nhiệt độ thấp.
Phương pháp 506.5 – Mưa: kiểm tra mức độ ngăn chặn sự xâm nhập của nước vào lớp vỏ bảo vệ.
Phương pháp 507.5 – Độ ẩm: mục đích của phương pháp này là để xác định sự kháng cự của thiết bị với độ ẩm không khí bởi độ ẩm có thể gây ra nhiều sự hỏng hóc vật lý và hóa học, làm ảnh hướng đến hiệu năng của thiết bị.
Phương pháp 510.5 – Cát và bụi: thử nghiệm này chia làm hai quy trình chính, đó là xác định khả năng chống lại tác động của các hạt bụi có thể xâm nhập qua các vết nứt, đường nứt và khớp và kiểm tra độ bền bỉ của phần thân vỏ thông qua thử nghiệm thổi cát với các hạt cát lớn và sắc nhọn.
Phương pháp 514.6 – Rung: thiết bị sẽ được đặt trong một cỗ máy rung liên tục theo các chu kì khác nhau và nếu thiết bị vẫn hoạt động bình thường trong thời gian rung lắc đó thì sẽ hoàn thành được yêu cầu.
Phương pháp 516.6 – Rơi tự do và sốc: Kiểm tra rơi tự do (sốc) được thực hiện nhằm đảm bảo thiết bị có thể chịu được những cú xóc bất ngờ hoặc rung động thoáng qua gặp phải trong việc xử lý, vận chuyển và dịch vụ môi trường.
Về chứng nhận độ bền và sức chịu đựng cho dòng Mobile rất quan trọng. Tại sao? Bởi vì những thiết bị Mobile sẽ được bạn mang theo hàng ngày, di chuyển thường xuyên và chuyện va đập hỏng hóc cũng thường thấy hơn các máy case cố định, nếu bạn sở hữu một chiếc Bộ Đàm cao cấp đắt tiền mà vô ý đánh rơi hoặc đổ cafe vào, hoặc tệ hơn là đánh rơi rồi bị xe máy hoặc ô tô chèn vào, chiếc Bộ Đàm có lẽ không còn nguyên vẹn hoặc hỏng hóc hoàn toàn.
CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN BỘ ĐÀM
[insert_posts query_type="tags" tags="bo-dam" num="7" display_style="list-small"]
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: