Các mẫu kịch bản họp phụ đầu năm mới nhất dành cho giáo viên
Các mẫu kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm học mới nhất dành cho giáo viên - Nội dung chương trình họp phụ huynh đầu năm học
Xem thêm:
- 7 khoản tiền phụ huynh không phải đóng trong năm học 2019-2020
- 8 khoản thu đầu năm 2019 – 2020 theo quy định của học sinh Hà Nội
Để chuẩn bị cho buổi họp phụ huynh được diễn ra thuận lợi, đạt kết quả tốt TeachVN.com xin giới thiệu tới quý thầy cô Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Mẫu 1: KỊCH BẢN HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂM
NỘI DUNG HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂM
Năm học ..... - ..... - Lớp ..... - Thời gian: ...h... ngày ... tháng ... năm 20...
- Thành phần: BGH, GV và toàn thể phụ huynh HS.
- Địa điểm: Trường .........................................................................................................
- Nội dung:
- Phần một: Họp chung toàn trường
- Hiệu trưởng báo cáo thông qua kết quả nhà trường đạt được trong năm học qua và kế hoạch năm học này.
- Hiệu phó hướng dẫn công tác BHYT và Bảo việt.
- Hội trưởng hội phụ huynh báo cáo thu chi năm trước và kế hoạch năm học này.
- Thảo luận toàn trường.
- Phần hai: Họp theo lớp
- Ổn định – điểm diện:
- Tuyên bố lý do:
Hôm nay, ngày .../.../20... được sự đồng ý của BGH trường ....................................lớp .......... tiến hành họp phụ huynh đầu năm, năm học 20... – 20... để thông qua kếbhoạch năm học và thông qua các khoản thu đầu năm của trường.
- Bầu thư ký............................................................................................................
- Báo cáo tình hình học tập và rèn luyện đầu năm học 20... – 20...
- Tổng số học sinh: ... Nữ: ...
- Con hộ nghèo: ...; Cận nghèo: ...; Mồ côi cha hoặc mẹ: ...
- a) Thuận lợi:
- Đa số các em đều ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô giáo, khá chăm chỉ trong học tập và rèn luyện.
- Trình độ HS khá đồng đều.
- Chữ viết nhiều em khá đẹp, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ.
- Đa số các em có ý thức tự giác trong học tập và mọi hoạt động của nhà trường.
- Nhiều em có ý thức xây dựng tập thể, có ý thức phấn đấu cao, tỏ rõ năng lực trong các hoạt động tập thể.
- b) Khó khăn:
- Là lớp đầu cấp nên học sinh còn bỡ ngỡ rụt rè, tác phong sinh hoạt chưa quen với môi trường của học sinh THCS, năng lực tự quản của các em còn nhiều hạn chế.
- Nhiều em hoạt động còn trầm, thiếu mạnh dạn trong học tập và giao tiếp.
- Kỹ năng đọc, tính toán nhiều em còn yếu.
- Một số em còn cẩu thả trong học tập, thiếu ý thức chăm lo, thiếu đồ dùng học tập.
- Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nên thu nhập của gia đình còn thấp, có ...em gia đình thuộc hộ nghèo, ... em thuộc hộ cận nghèo … em mồ côi cha hoặc mẹ nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn
- Một số chỉ tiêu và biện pháp:
- Chỉ tiêu:
- Lớp: Tiên tiến
- Học lực: HSG: 02 em; HSTT: 8 - 10 em, còn lại là TB không có học sinh yếu về học lực.
- Hạnh kiểm: Tốt: 15 em; Khá: 13em; TB: 02 em
- Một số biện pháp: * Đối với GV và HS:
- Thường xuyên theo dõi, bám sát học sinh lớp chủ nhiệm để nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh kịp thời nếu cần trong học tập chính khoá và kể cả học thêm.
- Động viên HS cố gắng học tập để đạt kết quả cao, nhất là đối với các em có năng lực.
- Đối với HS cá biệt, lười học thì phối hợp với giáo viên bộ môn thường xuyên kiểm tra bài vở; nghiêm cấm việc HS bỏ học, bỏ giờ, ngồi học không ghi bài, thiếu bài kiểm tra,...
- Đối với các em vi phạm nội quy thường xuyên thì gặp riêng HS và phụ huynh để có biện pháp giáo dục, ngăn chặn kịp thời để HS không tái phạm.
- Phối hợp với BGH, các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp và phụ huynh học sinh để giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS.
- Thực hiện phân nhóm, tổ thi đua ngay trong lớp.
- Động viên, kèm cặp theo phong trào Đôi bạn cùng tiến trong học sinh. - Tuyên dương kịp thời sự tiến bộ của hs để khích lệ.
* Về phía phụ huynh:
Đề nghị:
- Đôn đốc, kiểm tra việc học hành của con ở nhà.
- Nhắc các em chuẩn bị bài, sách vở, đô dùng học tập trước khi tới lớp.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho con như mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, một số sách tham khảo, nâng cao,...
- Mỗi GĐ cần có góc học tập riêng cho con cái.
- Thường xuyên liên lạc trao đổi với giáo viên để phối hợp trong giáo dục.
- Thông qua các khoản thu đầu năm:
- Ý kiến của phụ huynh: (Ý kiến của phụ huynh về kế hoạch năm học và các khoản thu đầu năm)
- Bầu chi hội trưởng hội phụ huynh:
....................................................................................................................…
....................................................................................................................…
- Kết thúc:
Sau một buổi làm việc khẩn trương. Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổỉ họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã bớt chút thời gian về dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khoẻ - hạnh phúc - thành công trong công việc.
Xin trân trọng cảm ơn!
GVCN
Mẫu 2: Kịch bản họp phụ huynh cuối năm
NỘI DUNG HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂM – NĂM HỌC: 2016-2017
Ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
- Tựu trường vào ngày 15/8/2016 và khai giảng ngày 05/9/2016 (một số trường học ở vùng trũng, địa bàn khó khăn có thể tựu trường sớm hơn).
- Buổi học đầu tiên của học kỳ I vào ngày 22/8/2016, kết thúc học kỳ I (hoàn thành chương trình giảng dạy và học tập) muộn nhất vào ngày 30/12/2016 và kết thúc học kỳ II muộn nhất vào ngày 26/5/2017.
- Kết thúc năm học muộn nhất vào ngày 31/5/2017.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học trước ngày 15/6/2017.
1.Tình hình của nhà trường
a.Tình hình CBGV-NV
Tổng số CB-GV-NV: 34 nữ: 25. Trong đó:
CBQL: 2 nữ: 0
Nhân viên: 4 nữ: 3
Giáo viên 1-1:19 nữ: 16
Giáo viên 0,15: 8 nữ: 5
Giáo viên TPT:1 nữ: 1
Trình độ đào tạo.
Thạc Sỹ: 01/0; Đại học: 23/20; Cao đẳng: 9/5; khác (bảo vệ): 1/0
+ Trường có chi bộ Đảng độc lập gồm 14 đảng viên.
- Học sinh
Khối 1 | Khối 2 | Khối 3 | Khối 4 | Khối 5 | Tổng cộng | |
Tổng số lớp | 3 | 3 | 3 | 4 | 3 | 16 |
Tổng số học sinh | 70/35 | 83/43 | 66/27 | 86/37 | 81/33 | 386/175 |
2.Trao đổi nội dung thống nhất về đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt công nghệ lớp 1
TỔNG QUAN
VỀ CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC LỚP 1
I/Phần : Giới thiệu:
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh đọc thông, viết thạo, không tái mù.
- Nắm chắc luật chính tả.
- Nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm.
- Đối tượng : Cấu trúc ngữ âm: Tiếng, âm, vần
III. Giới thiệu về cấu trúc chương trình:
- Tuần 0: Rèn cho học sinh một số kĩ năng cần thiết như: làm quen, giới thiệu về mình, học về vị trí trên, dưới, trái, phải, trước sau, đồ dùng học tập… chuẩn bị cho các tiết học sau.
- Chương trình Tiếng Việt công nghệ lớp 1 đi từ âm đến chữ, chính vì vậy mà trong ba tuần đầu tiên học sinh mới học về lời nói và tiếng mà chưa học chữ nên phụ huynh cũng đừng nóng lòng.
* Sách dùng cho học sinh:
Tập 1: Tiếng, Âm
Tập 2: Vần
Tập 3: Luyện tập tổng hợp
Sách thực hành buổi 2 theo công nghệ giáo dục (Tài liệu mới) đăng ký để Sở GD&ĐT đặt in ấn (lớp 2 buổi/ ngày)
- Hướng dẫn nội dung của chương trình
Bài 1: Tiếng
Lần đầu tiên học sinh biết tiếng là một khối âm thanh toàn vẹn như một “khối liền” được tách ra từ lời nói. Tiếp đó, bằng phát âm, các em biết tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hoàn toàn. Sau đó, các em phân biệt các tiếng khác nhau một phần.
Trong sách giáo khoa, các tiếng được kí hiệu bằng những ô vuông, hình tam giác hoặc chấm tròn…giúp học sinh tách lời nói thành từng tiếng.
Đến đây, tiếng được phân tích thành các bộ phận cấu thành: phần đầu, phần vần, thanh. Trên cơ sở đó, các em biết đánh vần một tiếng theo cơ chế hai bước:
- Bước1: ba - b/a/ba (tiếng thanh ngang).
- Bước 2: bà - ba/huyền/bà (thêm các thanh khác).
(Giáo viên giới thiệu thêm về mô hình tiếng và hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần bằng tay để phụ huynh biết để hướng dẫn học sinh ở nhà hoặc không bắt học sinh đánh vần theo cách cũ )
Bài 2: Âm
Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm vị (gọi tắt là âm). Qua phát âm, các em phân biệt được phụ âm, nguyên âm, xuất hiện theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt. Khi nắm được bản chất mỗi âm, các em dùng kí hiệu để ghi lại. Như vậy, CGD đi từ âm đến chữ.
Trong thực tế, một âm có thể viết bằng nhiều chữ và chữ có thể có nhiều nghĩa, nên khi viết, phải viết đúng luật chính tả.
Ví dụ: âm /C/ có thể ghi là :
- k(khi đứng trước i,e,ê)
- c(khi đứng trước o,ô,ơ,u,ư)
- q(khi đứng trước âm đệm như quanh= /c/,/oanh/, quanh)
Hay nguyên âm đôi /iê/ đọc là /ia/ gồm có 4 cách viết:
- Viết là ia khi không có âm cuối(mía)
- Viết là iê khi có âm cuối(liên)
- Viết là yê khi không có âm đầu(yên).
- Viết là ya khi có âm đệm và không có âm cuối (khuya)
Do đó, các luật chính tả được đưa vào ngay từ lớp 1.
Bài 3: Vần
- Cách cấu tạo 4 kiểu vần Tiếng Việt.
- Cấu trúc vần Tiếng Việt: âm đệm, âm chính, âm cuối.
- Phát triển kiến thức về ngữ âm, phát triển năng lực phân tích và tổng hợp ngữ âm để tạo ra tiếng mới, vần mới.
Các kiểu vần:
Kiểu 1: Vần chỉ có âm chính: a
Kiểu 2: Vần có âm đệm và âm chính: oa
Kiểu 3: Vần có âm chính và âm cuối: an
Kiểu 4: Vần có âm đệm, âm chính và âm cuối: oan
* Phần luyện tập tổng hợp (tập 3): Ôn lại các lại các luật chính tả đã học ở tập 1,2 và rèn kĩ năng đọc và viết cho học sinh.
- Một số lưu ý dành cho Phụ huynh khi hướng dẫn con học bài ở nhà:
- Cho học sinh học lại những gì đã học trên lớp: Đọc lại bài, tập viết lại. Nếu trong quá trình kiểm tra, chỗ nào học sinh chưa đọc được, phụ huynh nếu biết rõ thì bày không thì trực tiếp trao đổi với GVCN để được hướng dẫn.
- Không dạy trước bài ở nhà cho học sinh- để các em tự khám phá kiến thức mới thông qua quá trình lên lớp của giáo viên để các em “Mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui”.
*Đồ dùng học tập cho học sinh: Mua 1 bộ giá thị trường từ 60 đến 65000đ (chỉ thông báo đối với lớp 1)
Lưu ý: Lớp 1 không triển khai nội dung này vì nhà trường đã triển khai rồi.
- Đổi mới phương pháp dạy học môn Mỹ thuật theo hướng phát huy năng lực học sinh.
Cuối năm học 2015-2016 nhà trường có yêu cầu tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 sẽ học bộ sách dạy học Mỹ thuật theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nhưng hiện nay vẫn chưa có thông báo cụ thể và hướng dẫn giảng dạy của các cấp nên nhà trường chưa triển khai dạy. Trước mắt là dạy theo chương trình cũ, Quý bậc phụ huynh khoan mua sách Mỹ thuật (kể cả sách cũ và mới) để chờ thông báo sau.
- Dạy học môn Tiếng anh
Lớp 2 dạy học theo chương trình My phonic grade 1
Lớp 3 – lớp 5 dạy học theo chương trình môn Tiếng anh của Bộ
Đề nghị quý bậc phụ huynh tự đi mua sách vì hiện nay trên thị trường có 02 loại sách nội dung cơ bản giống nhau như sách lậu thì chất liệu giấy, hình ảnh không được đẹp và rõ nét nên số tiền ít hơn. (tránh trường hợp nhà trường mua để lấy thêm tiền)
- Vở bài tập toán và Tiếng Việt
Năm học mới Sở GD&ĐT đã phát hành bộ sách vở bài tập Toán và Tiếng Việt dùng để học 2 buổi/ ngày. Sách này nó sát với thực tế dạy học của Tỉnh Thừa Thiên Huế nên yêu cầu tất cả các trường trên địa bàn Tỉnh áp dụng để giảng dạy. Do mới phát hành tháng 8 nên nhà trường không thông báo kịp bởi vậy hiện nay rất nhiều phụ huynh đã mua sách vở bài tập Toán và Tiếng Việt của Bộ - sách này nhà trường cũng dùng để cho học sinh ôn tập, luyện thêm nhằm nâng cao kiến thức. Mong tất cả phụ huynh thông cảm.
Các khoản đóng bảo hiểm
+ BHTN: 60.000đ Không bắt buộc nhưng GVCN khuyến khích phụ huynh nên đóng
+ BHYT: chờ hướng dẫn của các cấp (nhà trường sẽ thông báo sau)
6.Thông báo một số nội dung liên quan đến học sinh của lớp.
(GV tự soạn nội dung để họp )
- Các khoản đóng góp
GVCN liên hệ Tổ trưởng để được hướng dẫn cụ thể hơn
TẢI THÊM;
-
KẾ HOẠCH HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂM. Năm học 2011 - 2012 - lớp 5D
-
KỊCH BẢN HỌP PHỤ HUYNH CUỐI NĂM MẪU
- 12 Việc giao viên cần làm để buổi họp phụ huynh " Dễ Thương" hơn
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: