SKKN Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
I/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định tất cả trẻ em, trong đó trẻ em khuyết tật điều được hưởng giáo dục, được tạo điều kiện để tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục. Do đó, việc giáo dục hòa nhập cho trẻ rất được chú trọng, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi Mầm non.
Vì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuôi Mầm non là cực kỳ quan trọng, ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ có nhận thức và giao tiếp tốt. Góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học như: môi trường xung quanh, âm nhạc, văn học, làm quen với toán, tạo hình,…
Hiện tại lớp tôi có 03 bé chậm phát triển về ngôn ngữ. Do đó tôi rất chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ ở 03 bé này. Vì khi trẻ có ngôn ngữ phát triển tốt thì sẽ dễ dàng hơn trong việc giao tiếp với các bạn, nghe hiểu và làm theo yêu cầu của cô và trẻ có thể nói lên được những nhu cầu, những thắc mắc của mình.
II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1/ Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ:
a) Đặc điểm phát âm:
Trẻ còn phát âm sai những âm thanh khó, còn nói ngọng, nói đớt và chưa tự tin khi nói.Trẻ chỉ bày tỏ nhu cầu của mình bằng những hành động, điệu bộ ( lấy tay chỉ, khóc, nằm vạ,..).
Cách giải quyết: Cô không chiều theo trẻ mà yêu cầu trẻ nói nhu cầu của mình hoặc cô có thể nói và cho trẻ lập lại.
b) Đặc điểm về vốn từ:
Vốn từ trẻ rất ít, đa số trẻ sử dụng danh từ nhiều, trẻ chưa biết nhiều các từ khái niêm như: hôm qua, hôm nay, ngày mai: các từ chỉ tính chất không gian: cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp,...
c) Về đặc điểm ngữ pháp:
Đa số trẻ sử dụng câu đơn tuy nhiên vẫn còn thiếu bộ phận trong câu
VD: trè nói "Nước"/ " Cô ơi, con muốn uống nước".
2/ Một số biện pháp giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ:
a) Tạo môi trường học tập và rèn luyện cho trẻ:
Khi tổ chức giờ dạy học tôi cho những bé ngôi gần và đối diện với cô để giúp bé có thể nghe rõ và nhìn khẩu hình miệng của cô mà hiểu cô muốn nói gì.
Bản thân tôi trước khi tổ chức các hoạt động cũng phải tự luyện giọng để giúp các trẻ cảm thụ tiết học tốt nhất.
b) Chú ý rèn nề nếp, kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ:
Tôi rèn nề nếp, luyện phát âm cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Gợi ý, hướng dẫn trẻ làm những bài tập khơi gợi kin h nghiệm, khả năng phán đoán của trẻ.
c) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh: Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắn dành thời gian để trò truyện và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện phải nói rõ rang, mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe rõ, cha mẹ người than cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt trước.
d) Làm bản tin về chươn gtình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn them cho trẻ ở nhà.
3/ Xây dựng kế hoạch:
Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ một năm như sau:
- Tháng 9 -10-11: luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âm vị cho trẻ ( cho trẻ nghe nh7ng3 bài hát, câu chuyện, ca dao,...) tôi tạo điều kiện cho trẻ tập trung chú ý luyện khả năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi ( Tai ai thính, ai đoán giỏi), sửa sai cho trẻ lỗi phát âm.
- Tháng 12 - 01- 02: tôi tập trung vào tăng vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ phát âm rõ rang,, cho trẻ tập luyện phát âm với bài tập : Bà bảo bé, bé búp bê,... giải thích nghĩa từ khó. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi: kể chuyện, đố con gì kêu, gọi tên đồ vật, mô tả âm thanh, đoán tên bạn,...
- Tháng 03 - 04 - 05: tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ thông qua các bài thơ, đồng dao, bài hát,…
III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy rằng 03 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở lớp tôi , vốn từ ngày càng nhiều, bớt nói ngọng. Các bé đã nghe hiểu thực hiện yêu cầu của cô, chủ động hơn trong các hoạt động. Bé đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp với các bạn nhiều hơn so với đầu năm.
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: