Giáo án khám phá khoa học (KPKH) hạt gạo - Lớp 5 - 6 tuổi
GIÁO ÁN
Chủ đề: NGHỀ NGHIỆP
Hoạt động: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: BÉ BIẾT GÌ VỀ HẠT GẠO?
Độ tuổi: 5- 6 tuổi
Giáo viên: Phạm Thị Minh Tú
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- 1. Kiến thức:
- Trẻ có những hiểu biết đơn giản về hạt gạo.
- Trẻ được trải nghiệm, trả lời được câu hỏi đàm thoại.
- Kỹ năng:
- Phát triển óc quan sát, ghi nhận lại cảm giác, mô tả lại cảm giác.
- Phát triển ngôn ngữ mach lạc thông qua việc trả lời câu hỏi đàm thoại.
- Rèn kỹ năng tập họp đội hình, tập hợp nhóm.
- Giáo dục:
- Giáo dục bé ăn hết suất, không làm rơi vãi cơm, biết ơn cô bác nông dân.
- Chăm chỉ học tập và lao động.
- CHUẨN BỊ:
- Các bài nhạc trong chủ đề.
- Máy vi tính. Bài day p.p
- Đĩa gạo, đĩa lúa. Bột gạo. các loại thực phẩm.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
- Hoạt động mở đầu.
- Lớp chơi: “Gieo hạt”.
- Bé thấy các bác nông dân đang làm gì?
- Bé cùng cô giúp bác nông dân gánh lúa về nhà nhé! (Vận động theo bài hát
Gánh gánh gồng gồng).
- Hoạt động nhận thức
- Trốn cô. Bé nhìn xem cô có đĩa gì đây?
- Bây giờ cô cho các con xem và sờ đĩa lúa, đĩa gạo.
- Khi sờ các con phải nhớ, và ghi nhận lại cảm giác của bàn tay khi mình sờ vào
đĩa lúa nó như thế nào, khi sờ đĩa gạo nó như nó như thế nào nhé?
- Cô đố các con đây là đĩa gì? Đĩa lúa có màu gì?
- Đây là đĩa gì? Đĩa gạo có màu gì?
- Khi sờ đĩa lúa thì cảm nhận bàn tay mình nó như thế nào?
- Khi sờ đĩa gạo thì cảm nhận bàn tay mình nó như thế nào? Ngoài loại gạo này ra, bé các con còn biết loại gạo gì nữa?
- Các con nhìn xem cô có gì đây? Đúng rồi, đây là gạo lức, lớp mình đọc.
- Để hạt lúa trở thành hạt gạo thì ta phải làm gì?
- Để biết đúng hay không lớp mình hãy quan sát! ( Xem đoạn phim về cảnh máy gạo)
- Thế chú vừa đổ gì vào máy để xay? Lúa mà đổ vào máy để xay thì cho ra gì?
- Vậy người ta dùng gạo để làm gì?
- Giới thiệu hình ảnh đặc sản của tỉnh Quảng Nam đó là cơm gà.
- Và xem hình ảnh các bạn nhỏ đang ăn cơm.
- Các bạn nhỏ đang ăn gì đấy?
*Bác nông dân là người rất vất vả để làm ra hạt gạo, hạt gạo nó rất quí, và gạo là nhóm lương thực mà không có nhóm lương thực nào có thể thay thế được. Nó chứa rất nhiều tinh bột và đường, ăn vào giúp cơ thể mình khoẻ.
- Thế để giúp bác nông dân, con làm gì ?
* Giáo dục trẻ ăn cơm không làm rơi vãi, ăn hết suất.
- Bây giờ cô đói bụng rồi, các con đói bụng chưa?. Con thích ăn món gì nào?
- Cô sẽ cho các con xem hình ảnh, khi xem các con phải nói thật nhanh đó là món gì?
- Để làm được các món ăn này, người ta làm bằng gì ? Đúng rồi, để làm được các món ăn này, người ta dùng gạo và xay thành bột để chế biến món ăn vậy bây giờ các con cùng làm bác nông dân chuyển gạo về nhà máy để xay bột nào?
* Trò chơi.
- Chuyển lương thực
Cách chơi: Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội 5 bạn chơi khi có hiệu lệnh của cô bậc qua 3 vòng và lên chọn đúng sản phẩm theo yêu cầu của cô.
Luật chơi: Đội nào chọn đúng và nhiều sản phẩm thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Bé tập làm bánh
Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Ba đội vừa nghe nhạc vừa làm bánh.
Luật chơi: Trẻ làm bánh theo ý thích, không tranh dành nhau.
*Giáo dục trẻ biết quý trọng hạt gạo, biết ơn bác nông dân.
- Vậy lớp mình cùng hát múa vui ngày mùa với bác nông dân đi nào!
- Kết thúc.
-Lớp hát “ ngày mùa vui” và ra ngoài.
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: