Phương pháp dạy trẻ khiếm thính
Là một phương pháp được coi là dạng có trước khi dạy, giáo viên có nhiệm vụ giải thích cho trẻ hiểu được nó (nói và viết) bằng cách biểu thị thông qua những hình tượng, sự vật tương ứng.
Phương pháp kiến thiết:
Để hiểu và tránh những sai phạm trong quá trình giảng dạy, ta hãy xét xuất phát điểm của phương pháp kiến thiết.
Thí dụ, trong một tiết học với trẻ điếc 6 tuổi giáo viên chậm rãi để một quyển sách lên trên bàn và viết lên bảng một câu:
QUYỂN SÁCH Ở TRÊN BÀN.
Sau đó giáo viên hỏi cho học sinh:
- Đây là cái gì? (chỉ vào quyển sách)
- Đây là cái gì? (chỉ vào cái bàn)
- Quyển sách ở đâu?
+ Trước hết ta nhận thấy rằng, mặc dù trẻ có thể hiểu được một cách rõ ràng các thành phần trong câu như "quyển sách”, "cái bàn”, nhưng ý nghĩa tổng thể của câu đó là gì thì chưa chắc trẻ có thể hiểu được.
+ Đối với trẻ điếc, với tình huống này, không thể hiểu nổi ý định của giáo viên muốn gì? Trẻ có thể hiểu "quyển sách ở trên bàn” và cũng có thể hiểu "cái bàn dưới quyển sách” hoặc có thể hiểu theo khía cạnh khác của hành động "đặt, để”…
+ Câu (nói, viết) bao giờ cũng bao hàm một ý nghĩa nhất định, nó biểu thị "suy nghĩ” của người nói đối với người nghe. Cho nên đối với trẻ nghe bình thường thì những đặc điểm về ngữ điệu, nhịp điệu của ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong nhận thức. Câu ở đây khác hoàn toàn về ý nghĩa với câu logic trong toán học.
Ví dụ, 2 x 3= 6 hai nhân ba bằng sáu.
a>b, và b>c, thì a>c
+ Câu là một bộ phận của hội thoại, một câu bao giờ cũng chứa nội dung, suy nghĩ của người nói muốn truyền đạt tới người nghe. Đó là một đặc điểm khác so với công thức toán học.
Phương pháp kiến thiết muốn hình thành ngôn ngữ cho trẻ điếc bằng cách dạy cho trẻ những cấu trúc cơ bản của ngôn ngữ (tức là những câu mẫu) để có thể sử dụng nó như những khuôn mẫu nhất định trong giao tiếp. Thực tế cho thấy rằng, bằng con đường đó, ngôn ngữ ở trẻ phát triển rất chậm, và trẻ rất lúng túng trong vận dụng vào từng trường hợp cụ thể. Cho nên ngôn ngữ của trẻ rất ít được sử dụng.
Phương pháp bắt chước:
Là phương pháp dạy học ngôn ngữ cho trẻ điếc không theo một chương trình nhất định – Nghĩa là dạy hoàn toàn theo con đường tự nhiên: nhắc lại theo người lớn những ngôn ngữ thông thường được dùng hàng ngày (chủ yếu là chữ viết). Tuy nhiên phương pháp bắt chước đã tận dụng được những tình huống cần thiết trong hình thành ngôn ngữ của trẻ rất ít được sử dụng.
III. Phương pháp hội thoại:
Chọn lọc những ưu điểm và loại trừ những nhược điểm của hai phương pháp trên, phương pháp hội thoại mà thực chất là phương pháp "phản xạ” xuất hiện trong khoa học giáo dục trẻ điếc. Ngôn ngữ trẻ điếc được hình thành và phát triển bằng con đường hội thoại tự nhiên ngay từ nhỏ. Thông qua hội thoại trẻ sẽ có phản ứng với ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ và qua đó, với sự hỗ trợ của người lớn (thành viên của hội thoại) trẻ sẽ tự tìm hiểu những quy luật của ngôn ngữ (Van Uden 1955-1968). Ngôn ngữ ở trẻ được phát triển theo các mức độ sau:
- Hội thoại thực xuất hiện trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể (tình huống) mà trong đó mỗi thành viên (thầy, trò) phải hiểu lẫn nhau. Trong hội thoại này, ngôn ngữ thông thường được sử dụng với mọi hình thái: câu hỏi, trả lời, câu diễn tả…
- Một vấn đề rất quan trọng trong hội thoại là "nhịp điệu lời nói” của trẻ điếc càng gần với bình thường bao nhiêu càng tốt
Vì đây là yếu tố giúp trẻ điếc dễ nhớ.
- Kết hợp tiếng nói với chữ viết trong quá trình hội thoại.
Phương pháp dạy phát âm:
Ngôn ngữ ở trẻ được hình thành thông qua những hoạt động trong và ngoài lớp học. Lúc này giao tiếp ở trẻ chỉ mới ở dạng thô. Nghĩa là trẻ mới chỉ hiểu được giá trị công dụng của ngôn ngữ - Một thứ mà tự mình không thể có được, đồng thời
Tập đọc hình miệng:
Nhiều người có thói quen nhìn mặt người đối thoại. Thật ra đó là một trong những cách tiếp nhận bổ sung thêm những thông tin mà tai nghe không hết. Điều này lại càng quan trọng hơn ở những người nghễnh ngãng. Nhưng đối với trẻ điếc, "đọc hình miệng” không những là biện pháp bổ sung mà còn là một trong những phương pháp đóng vai trò chủ yếu để tiếp nhận tiếng nói. Nếu trẻ điếc được huấn luyện có phương pháp khoa hoc từ sớm, trẻ có thể tiếp thu được tiếng nói bằng thị gác đến 60-70% lượng thông tin. Đọc hình miệng là cách hiểu tiếng nói bằng cách nhìn chuyển động của cơ quan phát âm (chủ yếu là sự chuyển động của môi). Bắt đầu trẻ được luyện tập để phân biệt các âm, từ quen thuộc rồi đến câu, từ (từ những câu thông thường đến những câu phức tạp). Luyện tập đọc câu là nội dung chủ yếu của đọc hình miệng. Tức là luyện tập cho các em nhận biết một số hình mẫu nhất định trong những câu khác nhau.
Tiếng Việt có một số đặc điểm riêng gây khó khăn cho việc đọc hình miệng. Trước hết, đây là loại ngôn ngữ đơn âm tiết làm cho cách phát âm rời rạc từng từ, từng âm tiếc, và tốc độ nói tuỳ thuộc vào từng người, do đó người nghe rất khó phân biệt. Hơn nữa, trong tiếng Việt có 6 thanh điệu, quyết định ngữ nghĩa của âm tiết, hoàn toàn không thể nhận biết bằng miệng.
Do đó, giáo viên dạy trẻ khuyết tật thính giác phải phát âm chuẩn, rõ ràng, chậm, hoặc lúc giảng bài không đi lại nhiều làm mất tầm quan sát hình miệng của học sinh. Hơn nữa việc bố trí bàn ghế chỗ ngồi cho học sinh ngồi trong lớp cũng phải đặc biệt chú ý đến việc các em nhìn được hình miệng của giáo viên.
Phương pháp luyện nghe:
Trẻ khuyết tật thính giác dù ở mức độ nào đi chăng nữa bao giờ cũng còn phần thính lực còn sót lại. Những trẻ tự mình lại không thể dùng phần thính lực nhỏ nhoi đó để nghe nếu không được huấn luyện. Vì vậy nhiệm vụ cơ bản của luyện nghe là luyện cho trẻ biết cách sử dụng phần thính lực còn lại của mình để nghe, đặc biệt là nghe tiếng nói.
Đối với những trẻ điếc nặng nhiều khi trẻ chỉ nghe được những tiếng động mạnh như tiêng trống, tiếng sấm, tiếng hét,… Khi luyện nghe cho trẻ này cần bắt đầu từ những âm đơn giản nhất, nghĩa là tập cho trẻ phát hiện ra âm thanh, đếm số lượng âm thanh, phát hiện ra nơi khu trú của âm thanh đó,…Đặc biệt, với tiếng nói trẻ không thể phân biệt được, nếu không được huấn luyện dần dần.
Luyện nghe đối với trẻ điếc nhẹ và vừa có vai trò rất quan trọng trong công tác phục hồi chức năng(Chức năng nghe). Ở những trẻ này, phần thính lực còn sót lại là đáng kể, nếu được huấn luyện sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục - phục hồi chức năng. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để luyện nghe là cho trẻ đeo máy trợ thính.
Trong quá trình luyện nghe cần cho trẻ khiếm thính kết hợp với các giác quan khác như thị giác, xúc giác.
VII. Giao tiếp bằng chữ cái ngón tay và thủ ngữ điệu bộ
Để giúp cho quá trình hình thành và phát triển tiếng nói của trẻ bớt khó khăn trong giai đoạn đầu, nhiều em trẻ không nói được, người dạy trẻ thêm một dạng ngôn ngữ hỗ trợ đó là ngôn ngữ chữ cái ngón tay. Chữ cái ngón tay là dạng chữ viết không gian, cho nên các quy tắc sử dụng như chữ viết thông thường. Nhưng ở đây mỗi chữ cái được biểu thị bằng những chuyển động của các ngón tay. Dạng ngôn ngữ này có ưu điểm là dễ học nên chỉ trong một thời gian ngắn trẻ có thể sử dụng một cách thành thạo. Tuy nhiên, không thể dùng chữ cái ngón tay để giảng dạy được. Do đó, nó chỉ được dùng như một biện pháp hỗ trợ cho quá trình phát triển tiếng nói ở trẻ.
Thủ ngữ điệu bộ là dạng ngôn ngữ dễ nhất và tự nó hình thành ở những người điếc (Gọi là ngôn ngữ bản năng của người điếc). Về sau nó được các nhà giáo dục phát triển thành một dạng ngôn ngữ dành riêng cho người điếc. Hiện nay, nhiều nước vẫn còn giữ thủ ngữ điệu bộ làm phương pháp dạy trẻ điếc, coi như là phương tiện giao tiếp chính của người điếc. Nhưng nếu chỉ dùng thủ ngữ điệu bộ để dạy trẻ điếc thì như thế là vô tình tách trẻ ra khỏi cuộc sống xã hội bình thường. Mặc dù vậy, thủ ngữ điệu bộ và chữ cái ngón tay lại rất cần cho những trẻ điếc quá nặng, không có khả năng hình thành tiếng nói (chiếm khoảng 5% tổng số trẻ khuyết tật thính giác). Còn đối với trẻ khuyết tật thính giác, nhẹ và được can thiệp sớm thì chúng ta ưu tiên phát triển lời nói cho trẻ.
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: