Giáo án dạy trẻ tự kỷ - Phần 1
Thưa các anh các chị!
Đây là giáo án của một cô giáo đã đi dạy cho các bé không may bị tự kỷ, chị ấy đã dậy mấy năm nay rồi ạ. Chị ấy chia sẻ với em, nếu trẻ được cô giáo dạy và cha mẹ kiên trì kết hợp luyện cho trẻ trong việc dạy thì sẽ có kết quả rất tốt. Cha mẹ có thể dạy bé từ những hoạt động nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày. Chính cách luyện tập này sẽ giúp trẻ phát triển nhanh hơn. Chị ấy bảo học sinh của chị ấy có rất nhiều em sau khi được luyện tập, chữa trị đã khỏi bệnh và trở thành những bé rất thông minh và giỏi giang.
Em gửi cho các anh chị tham khảo ạ.
Chúc mọi người luôn có được nhiều nụ cười trong cuộc sống!
Em chào các anh chị!
Giáo án dài quá nên em sẽ chia ra thành mấy Note ạ!
Giáo án trẻ tự ky
Trẻ đưa 2 đồ vật
Các bước dạy trẻ : • Để 1 vài đồ vật lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Đưa cho cô___ và___” (ví dụ: “Đưa cho cô cái ô-tô và quả bóng”). Hướng dẫn trẻ đưa cho bạn cả 2 đồ vật đó. Củng cố việc làm theo chỉ dẫn của trẻ.
* Trong bước trên: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
* Vật liệu: Các đồ vật.
* Điều kiện trước tiên : Làm được theo các chỉ dẫn 2 bước một và nhận biết được đồ vật.
* Gợi ý cách dạy : Hướng dẫn trẻ đưa tận tay cả 2 đồ vật cho bạn. Nói tên đồ vật thứ 2 trong khi trẻ đang với lấy đồ vật thứ nhất. Dần dần bắt đầu yêu cầu trẻ đưa cho bạn đồng thời cả 2 vật. Chỉ dẫn Trẻ thực hiện Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được Ví dụ “ Đưa cho cô cái ô-tô và quả bóng” Đưa cho bạn cả 2 đồ vật (1) (2) (3)
Gợi ý bổ trợ : Hướng dẫn trẻ dùng 2 tay lấy cả 2 đồ vật lên đồng thời cùng 1 lúc ( ví dụ: cầm 1 đồ vật trong tay này và 1 đồ vật kia trong tay kia ). Nếu con bạn gặp khó khăn tiếp thu bài này, hãy hạn chế dùng nhiều từ khi đưa ra chỉ dẫn ( ví dụ: nói “quả bóng, ô-tô” hơn là nói “Đưa cho cô quả bóng và ô-tô”).
Phải chắc chắn yêu cầu con bạn lấy 2 đồ vật lên trong ngữ cảnh tự nhiên ( ví dụ: “Con hãy lấy đôi giầy và đôi tất của con”)
Làm theo chỉ dẫn 2 bước một
Các bước dạy trẻ : • Ngồi trên ghế đối diện với trẻ & tạo sự tập trung chú ý. Đưa ra chỉ dẫn 2 bước một (ví dụ: “Chạm tay vào đầu, sờ tay lên mũi” ) Nhắc trẻ thực hiện chỉ dẫn theo thứ tự mà bạn vừa làm. Củng cố việc làm theo chỉ dẫn của trẻ.
* Trong bước trên: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
* Vật liệu: Các vật cần cho thực hiện chỉ dẫn.
* Điều kiện trước tiên : Làm được theo các chỉ dẫn từng bước một; bắt chước các hoạt động vận động thô theo thứ tự.
* Gợi ý cách dạy :
(1) Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ làm theo chỉ dẫn hoặc làm mẫu chỉ dẫn đó.
(2) Nói rõ phần thứ 2 của chỉ dẫn vào lúc trẻ sắp sửa làm xong phần 1 của chỉ dẫn. Dần dần tiến đến nêu cả 2 phần của chỉ dẫn cùng một lúc.
(3) Hạn chế dùng nhiều từ khi đưa ra chỉ dẫn. Ví dụ: Bảo trẻ “Chạm tay vào đầu, sờ tay lên mũi” thay vì nói “Con h•y chạm tay lên đầu của con và lên mũi của con”. Dần dần bắt đầu thêm từ vào câu chỉ dẫn khi trẻ tiếp thu tốt hơn. Chỉ dẫn 2 bước một Trẻ thực hiện Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được
Gợi ý bổ trợ : Kết hợp các mệnh lệnh từng bước một mà trẻ đã nắm được để đưa ra các mệnh lệnh 2 bước một. Bạn phải chắc chắn thay đổi cấu trúc của câu mệnh lệnh 2 bước một ( ví dụ: Nếu bạn bảo trẻ “Vỗ tay và sờ tay lên mũi”, hãy đưa ra câu mệnh lệnh 2 bước một khác, đi cùng với vỗ tay như “Vỗ tay và vẫy tay bye bye”). Hãy đưa ra các chỉ dẫn 2 bước một có liên quan đến nhau mà quen thuộc với trẻ ( ví dụ: Con hãy lấy quả bóng và để vào rổ”).
Địa điểm ( Dễ nhớ và có ý nghĩa )
Các bước dạy trẻ :
(1) Nhận biết địa điểm : Để các bức tranh chỉ địa điểm lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Chỉ vào___”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng tranh và củng cố câu trả lời của trẻ.
(2) Nói tên địa điểm: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ & tạo sự tập trung chú ý. Đưa ra 1 bức tranh chỉ địa điểm và nói “ Đây là tranh gì ?”. Hướng dẫn trẻ nói được tên địa điểm đó.
* Trong mỗi Bước 1& 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
* Vật liệu: Các tranh cảnh hoặc các bức ảnh chụp địa điểm.
* Điều kiện trước tiên :
(1) Nhận biết được các bức tranh, các đồ vật thuộc môi trường xung quanh & các căn phòng. (2) Nói được tên bức tranh, các đồ vật xung quanh & các phòng đó.
* Gợi ý cách dạy :
(1) Làm mẫu câu trả lời và hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào đúng bức tranh.
(2) Làm mẫu nói tên địa điểm. Chỉ dẫn Trẻ thực hiện
Ngày hướng dẫn
Ngày trẻ tiếp thu được (1) “Chỉ vào____” (2) “Đây là tranh gì__?” (1) Chỉ vào đúng bức tranh chỉ địa điểm.
(2) Nói tên địa điểm đó (1) (2) (3) 1. Công viên 2. Vườn bách thú 3. Thư viện 4. Bơi biển 5. Nông trường 6. Trường học 7. Rạp xiếc 8. Sân bay 9. Thành phố 10. Nhà hàng ăn 11. Cửa hàng bán tạp phẩm 12. Rừng nhiệt đới 13. Đại dương 14. Bệnh viện 15. Lớp học 16. Sân chơi 17. Nhà ga 18. Buổi tiệc sinh nhật 19. Viện bảo tàng 20. Phòng khám răng
Gợi ý bổ trợ : Lấy các bức ảnh các địa điểm mà con bạn thường lui tới. ( Theo Nhidong.org.vn)
Cảm xúc ( Dễ nhớ )
Các bước dạy trẻ :
(1) Nhận biết cảm xúc trong tranh: Để tranh/ảnh của 1 người đang diễn tả cảm xúc lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Chỉ vào___(cảm xúc)”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng tranh và củng cố câu trả lời của trẻ.
(2) Diễn tả cảm xúc: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ “Con hãy làm cho cô xem___(cảm xúc)”. Hướng dẫn trẻ diễn tả cảm xúc đó và củng cố câu trả lời của trẻ.
* Trong mỗi Bước 1& 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
* Vật liệu: Ảnh của người đang diễn tả cảm xúc hoặc tranh có sẵn miêu tả cảm xúc của người.
* Điều kiện trước tiên : Nhận biết được đồ vật, hành động & người thân.
* Gợi ý cách dạy : (1) Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào đúng bức tranh. (2) Làm mẫu diễn tả cảm xúc. Chỉ dẫn Trẻ thực hiện Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được (1) “Chỉ vào____” (2) “Hãy làm cho cô xem___?” (1) Chỉ vào đúng bức tranh (2) Diễn tả được cảm xúc đó (1) (2) (3)
1. Vui
2. Buồn
3. Tức giận
4. Ngạc nhiên
5. Hoảng sợ
6. Buồn ngủ
7. ốm
8. Mệt
9. Bực bội
10. Sợ
Gợi ý bổ trợ : Lấy các bức ảnh của các thành viên trong gia đình đang diễn tả cảm xúc
Căn phòng ( Dễ nhớ và có ý nghĩa )
Các bước dạy trẻ :
(1) Xác định vị trí của phòng: Ngồi hoặc đứng đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “Đi đến___(tên của phòng)”. Hướng dẫn trẻ đi đến đúng phòng và củng cố câu trả lời của trẻ.
(2) Nói tên phòng: Dẫn trẻ đến 1 căn phòng. Tạo sự tập trung chú ý và nói “Chúng ta đang ở đâu đây ?”. Hướng dẫn trẻ trả lời “ở trong phòng___(tên của phòng)” và củng cố câu trả lời của trẻ.
* Trong mỗi Bước 1& 2: Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
* Điều kiện trước tiên : (1) Làm được theo các chỉ dẫn; nhận biết tranh và các đồ vật thuộc môi trường xung quanh. (2) Nói được tên đồ vật và đồ vật thuộc môi trường xung quanh & xác định vị trí của phòng.
* Gợi ý cách dạy :
(1) Dẫn trẻ đến phòng cần dạy.
(2) Làm mẫu câu trả lời. Chỉ dẫn Trẻ thực hiện Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được (1) “Đi đến____” (2) “Chúng ta đang ở đâu ?” (1) Đi đến đúng phòng (2) Nói rõ tên phòng đó (1) (2) (3)
1. Phòng bếp
2. Phòng ngủ
3. Phòng tắm
4. Phòng gia đình
5. Phòng ăn
6. Hành lang
7. Nhà để ô-tô
8. Phòng của anh Huy (anh /chị em ruột)
9. Phòng khách
10. Phòng chơi
Gợi ý bổ trợ : Nếu con bạn có thể nhắc lại từ và nói tên phòng, dạy bước 2 trong khi bạn đang dạy con bạn thực hiện bước 1 ( ví dụ: sau khi bạn và con bạn bước vào phòng, đưa ra câu hỏi theo bước 2 và củng cố câu trả lời ). Nhớ trau dồi cho con bạn khả năng tổng hợp hoá nhận thức bằng cách hỏi trẻ “Con đang ở đâu ?” trong suốt ngày mà trẻ ở trong phòng xác định nào đó. Nếu con bạn gặp khó khăn trong việc học các phòng theo ngữ cảnh, đưa ảnh của các phòng đó cho trẻ và dạy trẻ nói tên phòng ( tham khảo bài “Địa điểm
Bắt chước các hình vẽ đơn giản
Các bước dạy trẻ : • Để các vật liệu dùng để vẽ ( như giấy và bút chì hoặc bút dấu ) lên bàn trước mặt trẻ. Bảo trẻ “Con hãy vẽ một___(hình tròn)”, và đồng thời vẽ 1 hình tròn đó lên giấy cho trẻ bắt trước. Hướng dẫn trẻ cầm lấy 1 dụng cụ vẽ và để vẽ hình đó. Củng cố việc làm của trẻ. Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
* Vật liệu : Dụng cụ để vẽ và giấy. * Điều kiện trước tiên : Bắt chước làm các hành động vận động tinh và các mô hình khối; hoàn thành các hoạt động vận động tinh như đặt những cái đinh ghim nhỏ lên bảng đựng ghim.
* Gợi ý cách dạy : Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ tập vẽ; dùng cách ra hiệu có thể nhìn thấy được trên giấy như các dấu chấm để nhắc trẻ & ra hiệu cho trẻ chỗ nào nên bắt đầu vẽ. Chỉ dẫn Trẻ thực hiện
Ngày hướng dẫn
Ngày trẻ tiếp thu được “Con hãy vẽ___ ( hình tròn )”
Vẽ 1 hình đúng theo yêu cầu (1) (2) (3)
1. Đường thẳng dọc
2. Đường thẳng ngang
3. Dấu cộng
4. Hình tròn
5. Đường chéo
6. Chữ nét thẳng
7. Chữ nét cong
8. Chữ số
9. Các loại hình
10. Khuôn mặt đang cười
11. Bông hoa
12. Ô-tô
13. Ngôi nhà
14. Người
15. Cầu vồng
Gợi ý bổ trợ : Con bạn đã thực hành vẽ trên giá vẽ thuộc cỡ trẻ con chưa. Nếu con bạn chưa quen cách vẽ ( ví dụ: không ấn bút vẽ xuống, tạo nên đường vẽ quá mờ ), cố gắng sử dụng dụng cụ vẽ khác nhau như bút dấu mầu. Nên vẽ các hình vui nhộn, buồn cười.
Bắt chước tạo các mô hình khối
Các bước dạy trẻ : • Để các hình khối dễ nhận biết được sắp xếp theo loại lên bàn. Ngồi ngang bàn đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Xây dựng 1 mô hình khối bằng bộ hình khối của bạn và bảo trẻ “Con hãy dựng hình như thế này”. Hướng dẫn trẻ dựng mô hình khối giống như bạn đang làm bằng bộ hình khối của con bạn. Củng cố việc làm của trẻ. Bạn gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn hoặc trả lời bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ nhấn mạnh những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trả lời đúng mà không cần nhắc.
* Vật liệu : Các đồ vật
* Điều kiện trước tiên : Làm theo “Các chỉ dẫn từng bước một”; bắt chước những hành động với đồ vật.
* Gợi ý cách dạy : Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ tạo dựng các mô hình khối. Chỉ dẫn Trẻ thực hiện Ngày hướng dẫn Ngày trẻ tiếp thu được “Con hãy dựng hình như thế này_____”
(1) (2) (3)
1. Xếp bằng 1 hình khối
2. Xếp bằng 2 hình khối
3. Xếp bằng 3 hình khối
4. Xếp bằng 4 hình khối
5. Xếp bằng 5 hình khối
Gợi ý bổ trợ : Trước hết hãy dạy xếp bằng 1 hình khối. Ví dụ: Để 5 hình khối lên bàn ở bên tay phải của con bạn. Bảo trẻ “Con hãy dựng hình như thế này”. Lấy ra 1 hình khối từ bộ hình khối của bạn để ra giữa bàn và hướng dẫn trẻ cũng lấy ra 1 hình khối giống của bạn từ bộ hình khối của trẻ và đặt nó đứng trước hình khối của bạn. Nhắc lại bước làm này cho mỗi hình khối, để hình khối của bạn vào các vị trí khác nhau để xây dựng 1 mô hình. Khi độ chính xác của con bạn tốt lên, làm lại bước này với 2 hình khối và thêm nữa. Cuối cùng dạy con bạn tạo mô hình khối giống như của bạn mà không cần nhìn bạn làm như thế nào ( ví dụ: bạn tạo mô hình đằng sau 1 tờ giấy, bỏ tờ giấy ra và con bạn có thể nhìn thấy mô hình đó, và nói “Con h•y dựng mô hình này đi” hay “Con hãy xếp hình ngôi nhà này đi”
>> Xem thêm: Giáo án dạy trẻ tự kỷ phần 2
[posts_carousel query_type="tags" tags="giao-an-day-tre-tu-ky"]
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: