Lời khuyên của Montessori - Lúc nào cũng phải quan tâm đến trẻ !
Thái độ của chúng ta với trẻ nhỏ không nên là sự thương xót, mà nên là sự tôn trọng đối với món quà của tạo hóa, coi tâm hồn của sinh linh bé nhỏ ấy là một thế giới thần bí mà chúng ta hoàn toàn không có cách nào hiểu hết.
Là một người mẹ, bản năng thiên phú sẽ thúc đẩy chúng ta đánh thức năng lực tiềm ẩn trong trẻ, chúng ta không chỉ cần quan tâm săn sóc cho sức khỏe, mà hơn thế là nhu cầu tâm lí của bé.
Trong tháng đầu tiên sau khi sinh, những cơn đau đớn và sức ép mà trẻ phải chịu đựng rất có thế sẽ ảnh hường đến cả cuộc đời của trẻ sau này.
Nếu như bạn cho rằng, trẻ nhỏ chỉ có việc ăn và ngủ thì quả là một điều sai lầm. Não của trẻ và của người lớn không giống nhau, những sáng tạo to lớn đang phát huy tác dụng: Trong năm đầu tiên sau khi trẻ ra đời, cơ quan phát âm của trử không những đã phát triển hoàn thiẹn mà còn sắp sửa nắm bắt được những ngôn ngữ thực sự. Lúc này, từng giờ từng phút, bé đang tích lũy năng lượng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, bởi sự phát triển trí lực bắt buộc phải dựa trên nền tảng là sự phát triển cơ thể.
- SỰ THẬT
Giấc ngủ của trẻ nhỏ không chỉ là do nhu cầu của cơ thể, mà quan trọng hơn còn là do nhu cầu của tâm lí, Sau quá trình sinh ra đầy nỗi sợ hãi, tâm lí của trẻ cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi. Sau vài ngày ngủ say, cơ thể bé sẽ quen dần với những bộ quần áo và tấm chăn quanh mình, tâm hờn bé bắt đầu thức tỉnh, các năng lực cảm giác cũng từng được đánh thức: mắt, tai, da trẻ sẽ bắt đầu thích nghi với môi trường những âm thanh đã quen thộc khi còn là thai nhi - tiếng nói của mẹ. Mẹ chính là toàn bộ thế giới tinh thần của bé khi bé làn đầu tiên đến với thế giới này.
Môi trường bên ngoài, đặc biệt là việc người mẹ có thể đáp ứng những yêu cầu của trẻ kịp thời hay không, chính là mấu chốt của sự phát triển tâm lí lành mạnh ở trẻ.
LỚP HỌC DÀNH CHO CHA MẸ
KHÔNG LÀM PHỀN TRẺ SƠ SINH
- Đối với trẻ sơ sinh, cần hạn chế tối đa các kích thích, do đó, trong một tháng đầu tiên, ngoài việc tạo ra không gian yên tĩnh, cũng nên hạn chế người ra vào, trừ những người bắt buộc phải ở lại chăm sóc bé thì cũng không cần thiết để bé phải gặp bất kì ai khác.
- Mẹ là nguồn an ủi duy nhất của bé trong thế giới lạ lẫm này, do đó, cần cố gắng hết sức để mẹ thường xuyên ở bên trẻ.
CHÚ Ý NHỮNG “BIỂU HIỆN” CỦA TRẺ
- Với những “biểu đạt” bản năng của trẻ cần tích cực phản đối, đây là cơ sở cho việc hình thành tâm lí lành mạnh ở trẻ.
- Bất cứ cử dộng nào của trẻ cũng đều biểu lộ nhu cầu của bản thân, chungs ta cần chú ý ddến mọi phản ứng của bé, nhanh chóng lí giải những” mật mã” trong đó, đặc biệt là cần hiểu được tiếng khóc của trẻ. Trẻ sẽ dùng tiếng khóc để biểu thị những cảm xúc và nhu cầu như: đói, bỉm ướt khó chiu, muốn trò chuyện, đau đớn...
- Đừng nên bỏ qua những phản ứng rõ rệt của bé trong một thời gian dài, sự lạnh nhạt này của trẻ sẽ đè nén bản năng gia lưu và biểu đạt của trẻ, ảnh hưởng lâu dài tới tâm lí.
- Khi trẻ tỉnh táo, cần đặc biệt chú ý đến biểu hiện của trẻ, cùng với sự phát triển thị giác, bé sẽ nhìn thấy được lhuôn mặt mẹ, nếu như mẹ mỉm cười âu yếm nói chuyện với bé, bé sẽ có thể kiên hệ được âm thanh và hình ảnh với nhau. Phát hiện này giúo cho bé cảm thấy rất vui vẻ, cũng tạo cho bé có ấn tượng tích cực với môi trường xung quanh.
- Khi trẻ bú mẹ, trẻ sẽ mở mắt nhìn khuôn mặt mẹ, lúc này, nếu như mẹ có phản ứng mỉm cười hoặc nói chuyện, trẻ sẽ tiến thêm một bước là liên kết ân thanh, hình ảnh của mẹ và niềm vui bú sữa, tạo nên ấn tượng hoàn chỉnh hơn. Nếu như khi mẹ cho trẻ bú mà lơ đễnh, không có phản ứng, không chú ý quan sát trẻ haowcj tâm trạng tồi tệ, bận xem tivi, nghe điện thoại... thì sẽ khiến cho mất đi cơ hội cảm nhạn hoàn chỉnh, làm kéo dài toàn bộ quá trình liên kết này.
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: