Phát hiện của Montessori - Cơ quan cảm giác và cơ bắp quan trọng ngang với não
HAI HỆ THỐNG QUAN TRỌNG NGANG VỚI NÃO
Trong số chúng ta, có rất nhiều người hiểu nhầm rằng Trí tuệ của con người đều xuất phát từ não mới là cơ quan tối quan tọng của con người, chỉ cần hoàn thiện não là có thể nâng cao phương diện tinh thần, đạt được sự hoaàn thiện về nội tâm.
Một nhầm lẫn khác mà chúng ta cũng hay mắc phải đó là, chỉ coi cơ cơ bắp như một cơ quan phục vụ cho sự mạnh khỏe, chúng ta tiến hành tập luyện cũng chỉ là để hít thở, ăn uống và ngủ nghỉ tốt hươn. Thực ra, nhận định này là sai lầm, nó giống như bắt một hàong tử cao quý đi chăn dê vậy.
PHÁT HIỆN CỦA MONTESSORI - CƠ QUAN CẢM GIÁC VÀ CƠ BẮP QUAN TRỌNG NGANG VỚI NÃO
Montessori cho rằng, trong cơ thể người có ba bộ phận hết sức quan trọng, đó là não, cơ quan cảm gicá và cơ bắp. Chúng có nhiệm vụ tiếp cúc với mối trường bên ngoài, đầng thời đạt những ý nguyện của con người, duy trì mối liên lạc giữa con người với môi trường bên ngoài. Do đó, có thể gọi chúng là “hệ thống quan hệ”, chúng nhất định phải phối hợp hoạt động với nhau thì con người mới thiết lập được mối quan hệ với môiu trường xung quanh.
Cơ quan cảm giác làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin bên ngoài, nếu không có chúng thì chúng ta sẽ khống thể nhìn thấy thế giới tươi đẹp, không thể hình thành nên suy nghĩ của bản thân, cảm giác là căn nguyên những linh cảm của chúng ta, cúng ta không nê hạ thấp nó ở mức độ”trưởng thành”
Sự vận động của cơ băó muốn có tác dụng cần phải phối hợp được với não, điều anỳ không chỉ là vaán đề cùng tồn tại song song vận động và tư duy mà còn là biểu hiện của một dạng sống cao cấp hơn.
Nói một cách tương đối, những bộ ohận khác của con người phần hơi”ích kỉ” do tác dụng của chung chỉ nằm tropng giới hạn cơ thể ngươi, chúng cí nhiệm vụ duy trì sự tồn tại và phát triển của cơ theẻ, do đó có thể gọi chúng là”hệ thống trưởng thành’’
SỰ THẬT
Chúng ta muốn phát huy vai trò của não thì nhất dịnh phải làm cho các bộ phận khác hoạt động. Cơ thể chúng ta phải là một thể thống nhất, thì mới có thể hàon thành được công việc
Sự phát triển tâm lí của trẻ cũng nhất định phải liên hệ với sự vận động, đồng thời phụ thuộc vào vận động. Trẻ phát triển bộ não nhờ hoạt động, sau khi dậy thì, bộ não lại tiếp tục giúp cho cơ thể trẻ hoạt động càng chuẩn xác hơn, đây là một quá trình tuần hoàn.
Sự vận động có một cơ chế hết sức tinh vi,chính xác, nó không phải bẩm sinh đã có mà là được hoàn thiện và hình thành qua vô số hoạt dộng của trẻ trong cuộc sống. Cơ quan cảm giác, cơ bắp và bộ não gần như đồng thời cùng nhau tham gia vào bất cứ một hoạt động nào, do đó, hoạt động trí lực cũng là một dạng của sự hoạt động; hoạt động của tay, chân, nói chuyện, thậm chí cả cảm giác cũng có thể coi là hoạt động.
LỚP HỌC DÀNH CHO CHA MẸ
CẢM GIÁC VÀ VIỆC LUYỆN TẬP MỌI LÚC MỌI NƠI
Hãy tận dụng cơ hội để luyện tập cho trẻ những cảm giác cơ bản nhất, khi trẻ lướn hơn một chút, bạn có thể dùng những từ vựng và những câu nói tương ứng để cùng miêu tả cảm giác của mình nvới trẻ. Ví dụ như khi đi trên đường, chúng ta có thể cùng qua sát cây cối, hoa cỏ và côn trùng nhỏ ven đường; khi ngồi nghỉ có thể cùng trẻ nhắm mắt; lắng nghe mọi âm thanh trong cuộc sống từ xa đến gần, đồng thời đoán xem đó là âm thanh gì.
Xoa xoa cái mũi nỏi của bé, chỉ một động tác đơn giản vậy thôi xũng đã khiến cho bé cảm nhận sự mềm mại của bàn tay mẹ, nghe những lời nói ngọt ngào của mẹ giúp trẻ cảm nhậnt hấy tình yêu của mẹ. Tất cả những điều này đều đem lại cho trẻ cho càm giác vô cùng vui vui, đây chính là kết quả cảu sự hết hợp giữua cảm giác với đại não.
TÔN TRỌNG NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Trẻ em vốn thích hoạt động, bởi đây là nhu cầu phát triển năng lực của chính bản thân trẻ. Nếu như chúng ta biết tôn trọng nhau từ đầu đến cuối những hoạt động tự phát của trẻ, không hạn chế và cấm đoán trẻ, thì điều đó sẽ mang lại cho trẻ một môi trường tốt để phát triển năng lực vận động.
Chúng ta cần quan sát xem trẻ thích hoặc cần những hoạt động gì, từ đó tạo điều kiện trên mọi phương diện cho trẻ phát huy những hoạt động đó, như vậy là chúng ta đã thực sự trở thành một nhà giáo dục chuẩn mực.
CHIA SẺ KINH NGHIỆM
Tôi là một giáo viên, môn dạy chính là dược liệu học, ngoài chuyên ngành về thảo dược ra thì kiến thức khác tôi biết được rất ít. Khi cùng con chơi đùa trong công viên, tôi chỉ có thể dạy con làm thế nào để phân biệt được các loại cỏ dại, rau dại trên mặt đất, ngoài ra thì đến một trò chơi tôi cũng không thể nghĩ ra.
Tôi đã từng cảm thấy hối tiếc vì điều đó, nhưng con tôi thì hoàn toàn không nghĩ như vậy. Con bé vui vẻ nằm trên cỏ, cứ một lúc lại ngắt một đống các loại cỏ dại bày trước mặt để so sánh, một lúc lại quan sát lũ kiến chuyển nhà, và khi đó chẳng bao giờ thấy nó buồn phiền gì cả. Sau này khi đi học mẫu giáo, con bé còn trở thành chuyên gia những loại cỏ đó có tác dụng gì. Đến cô giáo của bọn trẻ cũng hết sức hâm mộ, còn nhờ con bé mượn sách của tôi để đọc nữa!
Dần dần tôi mới biết được rằng: làm mẹ thực sự không cần cái gì cũng phải biết, chỉ cần dẫn dắt trẻ học được cách quan sát và hoạt động, sau đó ngồi bên cạnh lặng im quan sát, đưa ra những giúp đỡ cần thiết khiến cho trẻ hài lòng rồi.
KHÔNG THỂ SO SÁNH NÃO NGƯỜI LỚN VỚI NÃO TRẺ CON
Khi được hơn 1 tuổi, trẻ nhỏ thường bắt đầu ê a học nói, những câu đáp ngắn gọn của bé thường khiến chúng ta cảm thấy ngạc nhiên.
Ví dụ như khi chúng ta nói với trẻ:”Mẹ về nhà để nấu món ngon cho con ăn”. Đứa con liền lập tức lí giải câu nói đó thành:”Mẹ về nhà”.Nếu như chúng ta nói:” Con xe bao nhiêu là diều đang bay trên trời, đẹp quá!”. Trẻ sẽ rút ngắn thành:”Diều, đẹp”. Chúng chắc chắn chưa thể hiểu nổi kết cấu của toàn bộ câu nói, nhưng chúng ta có thể cắt giảm và chắt lọc ra được chủ ngữ, vị ngữ của cả một câu nói dài và phức tạp, cũng như nắm bắt được từ trọng điểm.
Trẻ nắm bắt ngôn ngữ trên nguyên tắc từ không đến có,thông thường, sẽ mất khoảng 2-3 năm, đến 2 tuổi thì khả năng biểu ddạt của trẻ về cơ bản đã đủ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong cuộc sống thường ngày. Hơn nữa trong 2 năm này, trẻ 6 tháng tuổi chỉ dành thời gian để nghe. Còn người lớn khi học ngôn ngữ. Có khi phải mất vài năm, thậm chí cả chục tuần cũng không thể đạt đến mức sử dụng thành thạo, điều này là do não của người lơn mấtd đi tính hấp thu và sáng tạo vống chỉ có được ở trẻ nhỏ.
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: