Phát hiện của Montessori - Thai nghén tâm hồn
THAI NGHÉN TÂM HỒN - ĐẶC THÙ CỦA CON NGƯỜI
Quan sát một đứa trẻ sơ sinh, rồi lại quan sát con non của loài động vật khác, trong đầu bạn có thể sẽ này ra câu hỏi: còn người có thật sự là do con vật tiến hóa mà thành không? So với con cái của động vật, con của loài người mất đi năng lực hành động, vậy thì rốt cuộc, con người tiến bộ ở điểm nào? Các con non của động vật sau khi sinh vài giừo đã có thể đứng ddược, tự mình di chuyển, sau vài ngày là có thể nhảy nhót ung tăng bên mẹ của chúng: động vật leo trèo thì thậm chí sau một ngày sinh chúng đã có thể tự mình kiếm mồi.Nhưng bem bé của chúng ta, đến năng lực di chuyển bản thân còn không có, thức ăn ở ngay kề cạnh cũng không thể tự mình lấy đươc, mỏng manh yếu ớt đến mức không thể tự lực sinh tồn.
PHÁT HIỆN CỦA MONTESSORI - THAI NGHÉN TÂM HỒN
Con đường dài như có hai thời kì được thai nghén: thứ nhất là trước khi ra đời, là giai đoạn hình thành cơ thể, ddiều này giống nhauở tất cả các loài động vật: thứ hai là sau khi ra đời, là sự trưởng thành về mặt tinh thần, điều này chỉ có ở con người, đoòng thời cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất của con người so với các loài động vật.
Một em bé dược sinh ra chính là một bước nhảy trong cuộc đời, là điểm xuất phát chi hành trình mới. Gia đoạn mầm giống sinh lí của trẻ đã kết thúc, cơ thể nhỏ bé mà hữu hình của trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ, nưng đồng thời cũng bước vào một giai đoạn mầm giống khác, đó là giai đoạn hình thành một tâm hồn dưới ảnh hưởng của môi trường.
Sự phát triển thế giới tâm hồn con người và sự phát triển cơ thể là như nhau, cũng là từ không có gì khác biệt thành có sự khác biệt.
Giống như tế bào mầm sinh dục của con người là khác nhau, mốt đứa trẻ mới chào đời cũng như chưa hình thành được tính taam lí nhất định. Khí vừa chào đơi, một đứa trẻ trẻ không có gì về cả tinh thần lẫn vật chất, nhưng có tiềm năng phát triển to lớn, tiềm năng này có thể gọi được phát triển toàn diện nhờ vào việc môi trường xung quanh nó. Có thể nói, một đứa trẻ chính là phôi thai của sự phát triển tâm hồn. Ví dụ như một bào thai đúng nghĩa, muốn phát triển cần phải có tử cung của con người mẹ, thì bao thai tâm hồn cũng cần có sự bảo vệ của môi trường bên ngoài. Môi trường này chứa đầy sự ấm áp của tình yêu thương, có đủ chất dinh dưỡng, tất cả những gì trong môi trường này đều là để tiếp nhận trẻ, chứ không phải làm hại trẻ.
SỰ THẬT
Lí luận về thai nghén tâm hồn của mMontessori quả thực đã đem lại cho chúng ta một sự giải thích tương đối mĩ mãn. Con người là linh hồn của vạn vật, chúng ta ốn luôn chờ đợi chứng cứ toàn diện nhất. Montessori đã cho chúng ta một câu trả lời dầy đủ hơn thế, đó là: động vật là sản phẩm của việc sản xuất hàng lọat, mỗi một con vật đều mang những đặc trưng giống nhau: còn con người lại la sản phẩm chế tạo thủ công, mất nhiều thời gian hơn, và mỗi một con người cũng hoàn toàn không giống nhau. Giai đoạn thai nghén tâm hồn sau khi thể xác đã ra đời này chính là thời điểm để điêu khắc nên tâm hồn.
Sự thái hóa các năng lực chỉ có ở tuổi sơ sinh cho thấy một giai đoạn phát triển đặc thù, hơn nữa chính trong giai đoạn này đã hình thành nên những đặc trưng cao cấp hơn nhiều so với các loài động vật khác, đó là việc conngười hiểu rõ vạn vật trên thế giới này, đó chính là tâm hồn. Tầm quan trọng của giaia đoạn này cũng giống như sự phát triển thuận lời của thai nhi có thể giúp chúng ta tạo ra một cơ thể khỏe mạnh, thì sự phát triển thuaạn lợi của giai đoạn thai nghén tâm hồn sau khi đứa trẻ được sinh ra cũng giúp tạo nên một tâm hồn hoàn thiện.
LỚP HỌC DÀNH CHO CHA MẸ
HÃY ĐỂ CHO TÌNH YÊU CỦA CHÚNG TA MÃI MÃI THUẦN KHIẾT
Nếu trân trọng giai đoạn thai nghén tâm hồn quý giá của những đưuá con thân yêu hãy để cho trẻ trưởng thành tự nhiên, còn chúng ta hãy làm tốt công tác chuẩn bị về tư tưởng và ý thức, xem xét một cách có hệ thống những vấn đề sau:
1. Tình yêu là ánh sáng mặt trời nuôi dưỡng sự phát triển cảu trẻ, liệu chúng ta có thể kiên trì giữu vững tâm niệm này, dù trong bất cứu hoàn cảnh nào cũng đều đảm bảo cho trẻ được tắm mình trong ánh sáng của tình yêu? Dẫu cho cơ thể trẻ sơ sinh đã nhỏ bé, yếu ớt, ngốc nghếch, vụng về thậm chí là tàn tật, hoàn toàn không giống như những gì chúng ta đã kì vọng?
2. Tình yêu của chúng ta có vô tư không? Liệu có phải chúng ta vì muốn trẻ thực hiện những giấc mưo mình không thực hiện được nên mới yêu thương, không tiếc công sức để giáo dục hay không?Liệu có phải chúng ta đang mang trong mình suy nghĩ đầu tư, kì vọng mong rằng sau này trẻ sẽ báo đáp chúng ta nhiều hơn nên mới chăm sóc từng li từng tí, đáp ứng từng yêu cảu của trẻ hay không?
3. Nếu như khi chăm sóc một đứa trẻ mà chúng ta lại mang suy nghĩ kỳ vọng hay một mục đích gì đó, sẽ rất khó tránh khỏi việc cảm thấy trẻ có gì đó chưa dủ, chỉ chú trọng vào việc”quản giáo” sẽ làm mất đi tình yêu thông thường của bậc làm cha mẹ, như vậy làm sao có thể quan sát trẻ một cách thực sự khách quan, làm sao có theẻ phát hiện những đặc điểm nổi bật trời phú của trẻ đây?
TÂM HỒN GIỐNG NHƯ MỘT THỎI NAM CHÂM
Một đứa trẻ khi mới sinh ra yếu ớt đeén mức không đối phó được với một con mèo, vậy mà ba năm sau có thể đánh cho tất cả lũ mèo chạy tán loạn khắp nơi, đó là do nó đã biết cách dùng gậy: một đứa trẻ 6 tuổi , thậm chí nhỏ hơn cũng đã bắt đầu biết đòi mua cái này, không mua cái kia, là do nó có sở thích riêng...trẻ nhỏ không những có khả năng thích ứng với cuộc sống, mà hơn thế còn bắt đầu có những quy hoạch cho cuộc sông tương lai. “ Con sẽ trở thành bác sĩ giỏi nhất, sẽ chữa khỏi bệnh cho mẹ..’’những câu nói tương tự như vậy của trẻ thường bị coi là những câu nói không suy nghĩ, nói để nịnh cho mẹ vui lòng mà thôi, nhưng trong lòng trẻ điều này chính là lí tưởng.
Bộ não làm thế nào để thu nạp được nmột lượng thông tin lớn như vậychỉ trong một vài năm? Chúng ta cần biết rằng, những điều trẻ học được và những năng lưucj của trẻ có được khi còn nhỏ là những thứ mà người lớn phải mất mười mấy năm , có khi là mấy chục năm mà cũng chưa hoàn toàn nắm bắt được.
Khi đã hiểu rõ được quá trình thẩm thấu của bào thai tâm hồn, chúng ta càng nên chú ý thái độ với trẻ. Khi đối diện với một đứa trẻ mỏng manh vừa đáng yêu như thế này, chúng ta cần đem lạicho trẻ tình yêu nhiều hợn, chịu trác nhiệm nhiều hợn, tất cả những gì chúng ta làm cũng là một phần của môi trường, và sẽ được tâm hồn trẻ tiếp nhận mãi mãi lưu giữ.
LỚP HỌC DÀNH CHO CHA MẸ
ĐỐI XỬ CHÂN THÀNH VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CON
1. Khả năng tiếp nhận của tâm hồn giúp mầm mống tinh thần phát triển nhanh chóng, nhưng nó cũng đồng thời tiếp nhận những nhân tố không có lợi trong môi trường, có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tâm lí hoặc tạo ra thành rào cản cho sự phát triển. Những nhân tố này phát triển nhanh chóng và cũng trở thành một phần của tâm hồn, Trẻ nhỏ thường hết sức mẫn cảm, chỉ một chút hành vi lỗ mang thôi cũng đủ ảnh hưởng tâm lí của trẻ, thậm chí là ảnh hưởng đến cuộc đời chúng.
2. Hãy coi trọng các môi trường của trẻ; để đạt được những mụcd dích giáo dục nhất địch, thì việc cố gắng sắp xếp và tạo ra một môi trường cho trẻ là điều cần thiết. Môi trường này bao gồm: môi trường phù hợp với nhu cầu của trẻ, bầu không khí gia đình ấm áp và tràn ngập yêu thương, môi trường giao tiếp đầy an toàn, những địa điểm hoạt dộng ngoài trời đẹp và vệ sinh... Việc lựa chọn phương thức giáo dục cẩn thận cũng là một điều có ảnh hường quan trọng tới việc phát triển ở trẻ.
3. Chú ý loại trừ những nhânt ố bất lợi trong môi trường, tích cực phòng ngừa những ảnh hưởng không tốt đối với trẻ. Những nhân tố bất lượi có thể là những nguy có tiềm tàng ẩn trong các yếu tố hữu hình, ví như cành cây mọc ngang đường thì có yếu tốt nguy hiểm, cũng có thể là yếu tố tâm lí, ví như hàng xóm thích nói tục.
CẢM GIÁC BÌNH THƯỜNG, TÂM LÍ SẼ LÀNH MẠNH
Khi chào đơi, mắt vẫn chưa mở ra thì bé đã bị thu hút bởi các loại âm thanh, dặc biệt là tiếng của mẹ.Khả năng nghe của bé hết sức nhạy bén, ênú như tiếng cảu mẹ trước và sau khi bé ra đời có chút không giống nhau thì sẽ khiến bé nghi hoặc. Khoảng thời gian 2-3 ngày sau đó là lúc thị giác bắt đầu phát triển. Các vật thể và những khuoon mặt dủ loại hình thái bày ra trước mắt khieén trẻ nhìn không xuể, việc khuôn mặt và giọng nói của mẹ cùng xuất hiện sẽ khiến cho thính giác và thị giác của trẻ đầu đồng nhất, thu nhận được hình ảnh hoàn toàn mới cảu mẹ.
Tiếp đó sẽ là sự bổ sung lẫn nhau giữa các kết quae của cảmgiác, trẻ bắt đầu nhận diện được những sự vật xung quanh, quá trình tri giác cũng đã bắt đầu.
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: