Phát hiện của Montessori - Cảm giác bình thường sẽ hình thành nên tâm lý lành mạnh
Con người cảm nhận thế giới thông qua các cơ quan cảm giác, thế giới nhìn thấy được, nghe được, chạm vào được đều không giống nhau. Người trưởng thành biết được cách tổng kết lại diện mạo thực sự của thế giới trong những cảm giác lặp đi lặp lại, nhưng trẻ nhỏ thì thường bị hấp dẫn bởi “ấn tượng đầu tiên” về sự vật, trẻ chỉ tin tưởng vào những kinh nghiệm cảm giác đầu tiên mà thôi. Do đó, đối với sự phát triển của trẻ nhỏ thì chức năng cảm giá bình thường là đặc biệt quan trong. Chức năng cảm giác có bình thường mới có thể được những thông tin thực tế, khách quan, mới có thể thích nghi với môi trường sống một cách bình thường, mới có thể hình thành nên một tâm lí lành mạnh.
VÍ DỤ THỰC TẾ
Đã từng có một đứa trẻ mắc chứng bệnh mất cảm giác đau(cảm giác đau có thể khơi dậy cảnh giác của con người, có tác dụng bảo vệ cho cơ thể) trước năm 3 tuổi, cảm giác đau của cậu bé phát triển rất chậm, trong khi những đứa trẻ khác sợ tiêm thì cậu laị không hề cảm giác được chút nào về sự đau đớn, không hề có bất cứ phản ứng không vui vè nào. Người nhà ban đầu raát vui, cứ ngỡ là câụ bé gan dạ dũng cảm, là một đứa brs hiểu chuyện, nhưng sau một lần bị tai nạn giao thông, chân của cậu bé bị xe chèn qua máu chảy lênh láng, vậy mà cậu bé cũng chỉ khóc thút thít vì sợp, đến khi được mẹ ôm vào lòng nín ngay. Đến lúc này mọi người mới phát hiện ra cậu có vấn đề, kết quả giám định của bệnh viện cho thấy cậu mặc phải chúng thiếu thụt cảm giác đau.
Qua vài năm điều trị, trước khi vào học cậu bé dã bắt đầu tiếp nhận dược với sự đau đớn thông thường nhưng cậu vẫn có đôi chút không thích ứng, những cơn đau phát tác khiến cậu cảm thấy sự hãi, và chúng cũng không thể ngay lậpt ức thay đổi thói quen của cậu bé. Khi đánh trận cùng các bạn cậu không biết cách trốn thường bị thương; mà nhhững động tác và lực đánh của cậu thường mạnh nên khiến các bạn bị đau. Cuói cùng, do không thể hòa nhập vào cuộc sống tập thể, cậu phải bắt buộc ngỉ học ở nhà.
LỚP HỌC DÀNH CHO CHA MẸ
PHÁT TRIỂN TRÍ LỰC CHO TRẺ BẮT ĐẦU TỪ CẢM GIÁC
Chúng ta nên tận dụng đỉ loại đồ vật và môi trường kích thich phong phú để tao ra cảm giác của trẻ, giúp trẻ thu được nhiều kinh nghiệm hơn; đồng thời khống chế kích thích trong phạm vi thích hợp tránh những kích thích quá lớn, quá nặng, không thích hợp với trẻ.
Thông qua việc bố trí và lựa chọn môi trường, có thể giúp thị giác, thính giác, xúc giác của trẻ được phát triển bình thường, còn khứu giác và vị giác thì phái tiến hành tập luyện. Vị giác được hình thành trước khi bé 4 tuổi, do đó việc cho trẻ nếm thử các vị khác nhau càng sớm thì sẽ càng có nhiều cơ hội ngăn ngừa dược chúng kén ăn ở trẻ .
Chúng ta nên duy trẻ sự mẫn cảm, thường xuyên phát hiện ra những ảo giác hoặc có thể nghiệm cảm giác vượt ngoài mức bình thường ở trẻ để có những hướng dẫn kịp thời. Những bậc cha mẹ bận rộn thường ngó lưo cảm giác tinh tế của trẻ, bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để dạy trẻ những kiến thức thông thường.
Đã từng có một cuộc hội thoại xảy ra giữa hai cha con:
Con:” bố nhìn xem trên bức tường màu trắng kia có một điểm to to màu xanh giống hệt mặt trời vừ nãy”
Bố:”làm gì có chuyện đấy, linh tinh”
Con:”thật mà không tin bố thử nhìn mặt trời rồi nhìn lên bức tường đó xem”
Cha:”bố làm gì có thời gian, chúng ta phải lên xe rồi qua đây nhanh lên”
Đây vốn là cơ hội tốt nhất để giải thích cho trẻ về vấn đề”ảo giác quang học” bởi lẽ rất hiểm khi trẻ tự mình phát hiện ra hiện tượng này, hoặc trẻ có hứng thú với những sắc thái thị giác như vậy.
VẬN ĐỘNG KÍCH THICH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ
Khi chúng ta thảo luận về vấn đề phát triển tâm lí, có thể rất nhiều người sẽ nói:gì phải nói nhiều về việc vận động. Cái mà chúng tôi quan tâm đến là hoạt động tâm lí và trí lực. Chúng ta đã từng tưởng rằng, họat động trí lực là một chỗ không vận động gì, thậm chí có người còn cho rằng, hoạt động trí thức và vận động là loại trừ lẫn nhau, ví như vận động thì sẽ khiến cho “đâu óc ngu si, tứ chi phát triển”
Trên thực tế, vận động không những giúp cho tứ chi của trẻ phát triển, không làm cho đầu óc đơn giản đi mà ngược lại, còn làm phong phú thêm bộ não của trẻ. Năng lực vận động tứ chi một cách linh hoạt hữu hiệu và một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp cho trẻ tăng cường tính tự tin và lòng tự hào, mà việc nhận thức về bản thân tích cực như vậy sẽ là một nền tảng tốt để trẻ phát triển tâm lý
0 nhận xét | Viết nhận xét
Nhận xét
Viết nhận xét
Họ và tên:Email:
Nhận xét của bạn: